Danh Mục
- 1 Rụng tóc vành khăn là gì ?
- 2 Rụng tóc vành khăn khác với rụng tóc bình thường như thế nào?
- 3 Biểu hiện của rụng tóc vành khăn là gì?
- 4 Nguyên nhân của rụng tóc vành khăn
- 5 Các cách chữa trị tình trạng rụng tóc vành khăn
- 6 Lưu ý khi điều trị rụng tóc vành khăn
Rụng tóc vành khăn là gì? Nguyên nhân triệu chứng cách chữa trị ra sao? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Sau đây hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Rụng tóc vành khăn là gì ?
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng rụng tóc thành một vòng tròn ở khu vực sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng khi mà trẻ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể về các hoạt động như bé biết lẫy, biết bò…
Rụng tóc vành khăn khác với rụng tóc bình thường như thế nào?
Hiểu rõ rụng tóc vành khăn là gì sẽ giúp các bậc cha mẹ phân biệt được rụng tóc vành khăn so với rụng tóc sinh lý.
- Rụng tóc vành khăn: Mất cả chân tóc và rụng từng đám, tóc rụng quay sau đầu thành hình vành khăn. Thường kèm các biểu hiện như quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, chậm vận động.
- Rụng tóc bình thường: Tóc không rụng thành đám. Tóc không rụng nhiều. Không có hình vành khăn. Trẻ không có biểu hiện gì bất thường.
Biểu hiện của rụng tóc vành khăn là gì?
Tóc bị rụng thành hình vành mũ quanh đầu
Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy đối với rụng tóc vành khăn là tóc bị rụng thành đám. Tóc rụng tạo thành hình vành mũ quanh đầu.
Trẻ chậm vận động hơn bình thường
Đối với những trẻ bị rụng tóc vành khăn do bệnh lý sẽ thường chậm vận động hơn bình thường.
Hầu hết các bé phát triển bình thường thì khoảng 3 tháng là biết lẫy, 7 tháng là biết bò và 9 tháng là các bé thường biết lò dò tập đi. Đúng như câu ca của các cụ từ xa xưa: “ 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi ”. Tuy nhiên đối với những trẻ bị rụng tóc vành khăn do bệnh lý thì thường chậm vận động như chậm lẫy, chậm bò, ngồi, đi và chậm mọc răng…
Trẻ quấy khóc hơn
Ngoài ra, trẻ bị rụng tóc vành khăn do bệnh lý còn có một số biểu hiện kèm theo như khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, ra nhiều mồ hôi… Vì vậy nếu thấy trẻ có các biểu hiện kèm theo như vậy thì cha mẹ cần phải chú ý hơn.
Nguyên nhân của rụng tóc vành khăn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc vành khăn, bao gồm:
- Tư thế ngủ thẳng của trẻ
- Thiếu vi chất dinh dưỡng mà chủ yếu là thiếu vitamin D
- Trẻ bị nấm hay do tác dụng phụ của thuốc gây ra
Rụng tóc vành khăn do tư thế ngủ thẳng của trẻ
Hầu hết các bé dưới 6 tháng thường nằm thẳng khi ngủ. Tư thế này làm tóc trẻ cọ xát nhiều xuống chiếu, đồng thời do nhiều tế bào chân tóc tạm thời chưa mọc hoặc có xu hướng rụng, do đó dẫn đến hiện tượng rụng tóc.
Rụng tóc vành khăn do trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ em là do thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó chủ yếu là do thiếu vitamin D. Ngoài ra còn có thể do trẻ bị thiếu kẽm, sắt, vitamin C hoặc canxi.
Theo các nhà khoa học, vitamin D chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng. Khi trẻ bị thiếu vitamin D, chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng. Do đó, trẻ nằm, phần đầu cọ xát xuống chiếu sẽ dễ bị rụng.
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, cứ khoảng 10 trẻ đến khám thì có 3 – 4 bé bị rụng tóc vành khăn.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản đã kể ở trên thì ở một số trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể do:
- Nấm
- Bị ốm
- Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây dụng tóc ở trẻ
Các cách chữa trị tình trạng rụng tóc vành khăn
CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC, BẠC TÓC HIỆU QUẢ
Việc biết rõ rụng tóc vành khăn là gì, nguyên nhân triệu chứng ra sao, từ đó có cách chữa trị phù hợp.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị rụng tóc ít hay nhiều, rụng tóc theo hình vành khăn hay không thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Ở độ tuổi này trẻ thường bị rụng tóc và tình trạng sẽ được khắc phục khi bé lớn hơn.
- Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì đáng ngại.
- Trường hợp bé có các biểu hiện bất thường như quấy khóc, ít ngủ, ra nhiều mồ hôi và chậm vận động… thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám.
Đối với trẻ bị rụng tóc do tư thế ngủ
Để làm giảm tình trạng rụng tóc vành khăn do tư thế ngủ ở trẻ, các mẹ có thể thường xuyên thay đổi tư thế cho bé. Như thỉnh thoảng cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi bé thức. Tuy nhiên tuyệt đối không cho bé nằm úp khi ngủ. Bởi nằm úp khi ngủ sẽ gây hại cho bé.
Đối với trẻ bị rụng tóc vành khăn do thiếu vi chất dinh dưỡng
Để biết có phải trẻ bị rụng tóc do thiếu vi chất dinh dưỡng hay không thì tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám. Nếu trẻ bị thiếu thì nên bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ theo tư vấn của bác sĩ. Việc thiếu chất và thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc sẽ khiến tóc trẻ ngày càng rụng.
- Đối với trẻ còn đang bú mẹ: Trẻ cần được bú mẹ đủ lượng và bú vào nhiều lần trong ngày để có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển nói chung của cơ thể và của mái tóc nói riêng. Đồng thời người mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, omega-3, canxi, vitamin và các khoáng chất,… cần thiết để đảm bảo chất lượng dòng sữa cho con.
- Đối với những bé đã ăn dặm: Mẹ cần cho bé ăn theo thực đơn đủ dinh dưỡng. Tăng cường các thực phẩm giàu sắt, kẽm và canxi để ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc mau mọc trở lại.
Chú ý khi gội đầu cho trẻ
Để hạn chế tình trạng rụng tóc vành khăn, cần lưu ý đến cả việc gội đầu cho trẻ.
- Sử dụng dầu gội riêng dành cho trẻ. Chỉ nên sử dụng những loại dầu có độ tẩy nhẹ, không gây kích ứng da đầu và tóc. Tuyệt đối không dùng dầu gội người lớn cho trẻ.
- Khi gội, nên dùng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng.
- Sử dụng khăn xô mềm để gội đầu cho trẻ.
- Lau khô đầu ngay sau gội và vệ sinh sạch sẽ các vùng xung quay như gáy, vành tai …
- Ngoài ra, có thể sử dụng một ít tinh dầu tự nhiên để massage tóc và da đầu giúp bé thoải mái và kích thích tóc phát triển.
Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho trẻ
Khi trẻ ngủ, cơ thể sẽ sản sinh rất nhiều hormone tăng trưởng. Trong đó có loại hormone testosterone có tác dụng giúp mọc tóc. Vì vậy cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng là cách giúp bé có bộ tóc dài, dày và khoẻ.
Dùng vải satin làm vỏ gối cho trẻ
Để hạn chế tình trạng rụng tóc ở trẻ có thể dùng một miếng vải satin làm vỏ gối cho bé. Bởi vì loại vải này trơn, ít cọ xát vào da đầu. Không những thế, nó còn giúp giữ độ ẩm cho tóc, ngăn ngừa rụng tóc ở trẻ nhỏ.
Cách bổ sung vitamin D cho trẻ
Rất nhiều trẻ bị rụng tóc vành khăn do thiếu vitamin D. Khi đó thì mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ theo 2 cách sau đây:
Cách thứ nhất: Tắm nắng
Đối với trẻ em cần giữ gìn tuy nhiên không nên giữ trẻ ở trong nhà suốt trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Trẻ cần được tắm nắng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho trẻ và giúp bổ sung vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên việc tắm nắng phải được thực hiện đúng cách, nếu không sẽ gây hại cho trẻ.
– Chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ 5 – 7 phút mỗi ngày và chỉ tắm nắng trong khoảng thời gian từ 9 – 10h sáng.
– Không nên cho trẻ tắm trước 9h hoặc sau 15h. Bởi việc tắm nắng trước và sau 2 thời điểm này cơ thể trẻ sẽ không nhận được tia UV B chiếu vào da tạo vitamin D mà lại nhận tia UV A. Tia này không tạo vitamin D mà còn hủy vitamin D, không tốt cho trẻ.
– Tuyệt đối không cho trẻ tắm nắng khi mặt trời lên cao, chói chang. Vì khi ấy ánh nắng chứa tia cực tím rất hại cho da và mắt.
Cách thứ 2, cho trẻ uống Vitamin D
Trẻ em nên được uống vitamin D hàng ngày. Tùy theo lứa tuổi mà cho bé uống từ 400 – 800 đơn vị/ngày.
- Nếu trẻ đã được uống vitamin D hàng ngày mà vẫn bị thiếu hụt thì có thể cho bé uống liều cao hơn.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống vitamin D liều cao.
Lưu ý khi điều trị rụng tóc vành khăn
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng rụng tóc này có đáng ngại hay không thì cần phải xem xét kỹ cả các biểu hiện kèm theo của trẻ.
- Nếu trẻ vẫn ăn uống ngủ, chơi và vận động bình thường thì không cần lo lắng.
- Nhưng nếu trẻ có hiện tượng rụng tóc vành khăn và kèm theo các biểu hiện bất thường thì cha mẹ tốt nhất là nên cho bé đi khám để khắc phục tình trạng kịp thời.
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nên cho bé bú đủ sữa mẹ và đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho trẻ.
- Việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ cần phải được tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý bổ sung cho trẻ, đặc biệt là đối với các bé dưới 12 tháng tuổi.
- Khi tắm nắng cho trẻ cần phải thực hiện đúng cách để không gây hại cho bé.
Tóm lại, rụng tóc vành khăn là hiện tượng gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Nếu hiện tượng này là tự nhiên, nó có thể tự mất đi khi trẻ lớn hơn. Nếu rụng tóc là do trẻ thiếu chất thì chỉ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Như vậy hiện tượng này hoàn toàn có thể khắc phục. Do đó đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn.
Qua những chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã có thêm hiểu biết về rụng tóc vành khăn là gì, nguyên nhân triệu chứng cách chữa trị như thế nào. Chúc các bạn chăm sóc tốt nhất cho bé yêu của mình.
CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC, BẠC TÓC HIỆU QUẢ
Đăng bởi: >
Bình Luận
Bình luận