Web Sản Phẩm

Viêm loét dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Viêm loét dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị là vấn đề bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ nếu bắt đầu cảm thấy khó chịu vùng này, tránh tồi tệ hơn.

Một vết loét dạ dày không chỉ gây ra cảm giác hơi khó chịu, mà nếu không được điều trị còn có thể loét đến chảy máu và đe dọa tính mạng. Đây chính là lý do bạn cần nói chuyện với bác sĩ khi bắt đầu nhận thấy sự bất thường ở vùng dạ dày

Việc chẩn đoán và điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bạn và mức độ nghiêm trọng của vết loét. Để chẩn đoán viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử y tế cùng với các triệu chứng của bạn. Cũng như bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào mà bạn đang sử dụng.

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là vết loét đau ở niêm mạc dạ dày. Loét dạ dày thường là một loại bệnh loét ở dạ dày tá tràng. Bất kỳ vết loét dạ dày nào cũng ảnh hưởng đến cả dạ dày và ruột non.

Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp chất nhầy để bảo vệ dạ dày của bạn khỏi dịch tiêu hóa bị giảm đi. Điều này cho phép các axit tiêu hóa ăn mòn luôn những mô lót dạ dày, từ đó gây loét.

Viêm loét dạ dày có thể dễ dàng chữa khỏi. Nhưng cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có lẽ đã bị loét dạ dày, hãy đến bệnh viện ngay. Cùng với bác sĩ thảo luận về các triệu chứng và lựa chọn phác đồ điều trị cho mình. Điều quan trọng là phải chăm sóc căn bệnh  thật cẩn thận. Vì nếu không, vết loét và vi khuẩn H. pylori có thể gây ra:

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày?

Cách xác định nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Để xác định nguyên nhân gây viêm loét , loại trừ dần từng trường hợp gây bệnh, cơ sở y tế thường yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở.

Ngoài ra, có những các xét nghiệm và thủ tục khác vẫn được sử dụng để chẩn đoán viêm loét dạ dày cần kể đến là:

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến nhất

Viêm loét dạ dày hầu như luôn luôn gây ra bởi một trong những nguyên nhân sau đây:

Triệu chứng viêm loét dạ dày

Sau đây là một số triệu chứng có liên quan đến viêm loét dạ dày. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết loét.

Triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát hoặc đau ở phần bụng giữa ngực và rốn. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày của bạn trống rỗng. Và nó có thể kéo dài trong từ vài phút đến vài giờ.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác của viêm loét dạ dày bao gồm:

Nếu xuất hiện một số triệu chứng đã được liệt kê trên đây như: suy nhược, khó thở, nôn mửa, phân đỏ – phân đen, cơn đau đột ngột, dữ dội ở bụng mãi không hết thì có lẽ bạn đã bị biến chứng của viêm loét dạ dày. Bạn hãy gọi bác sĩ ngay!

Cách chữa trị viêm loét dạ dày

Với chứng bệnh viêm loét dạ dày này, việc kịp thời điều trị là rất quan trọng. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của bạn. Do đó, bác sĩ và bệnh nhân cần thảo luận kỹ lưỡng về kế hoạch điều trị. Hầu hết các vết loét đều có thể được điều trị bằng thảo dược hoặc thuốc Tây theo đơn của bác sĩ. Nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn buộc phải phẫu thuật. Nhất là khi bạn bị viêm loét đến chảy máu nhiều, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để điều trị nghiêm túc bằng nội soi và thuốc chữa loét cấp độ IV. Bạn cũng rất có thể phải được truyền máu.

Chữa trị viêm loét dạ dày bằng thảo dược

– Nước ép bắp cải

Bắp cải là một phương thuốc chữa viêm loét dạ dày tự nhiên thông dụng, trong đó nước ép bắp cải tươi là điều trị đạt hiệu quả hơn cả. Các bác sĩ đã sử dụng nó hàng thập kỷ trước khi có thuốc kháng sinh để giúp chữa lành vết loét dạ dày.

Nó rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa được chứng minh là giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng H. pylori. Những nhiễm trùng này là nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày.

– Cam thảo

Cam thảo là một loại gia vị có nguồn gốc từ châu Á và khu vực Địa Trung Hải. Rễ khô của cây cam thảo là một loại thuốc thảo dược truyền thống sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều căm bệnh. Trong đó cam thảo có đặc tính ngăn ngừa và chống loét. Ví dụ, cam thảo có thể kích thích dạ dày và ruột sản xuất nhiều chất nhầy hơn, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất nhầy được tăng lên cũng có thể tăng tốc quá trình chữa lành và giúp giảm đau do viêm loét dạ dày gây ra.

Ngoài ra, trong cam thảo còn có một số chất có thể ngăn chặn sự phát triển của H. pylori.

– Mật ong

Mật ong là một thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là một số loại ung thư. Mật ong cũng có vai trò ngăn chặn sự hình thành và thúc đẩy chữa lành nhiều vết thương, bao gồm cả vết loét. Hơn nữa, các nhà khoa học tin rằng đặc tính kháng khuẩn của mật ong có thể giúp chống lại H. pylori – nguyên nhân quen thuộc gây loét dạ dày.

– Tỏi

Tỏi là một loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn. Bên cạnh đó, chiết xuất tỏi cũng có thể ngăn ngừa sự phát triển của H. pylori. Trong một nghiên cứu gần đây, việc ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày trong 3 ngày liền sẽ giúp giảm đáng kể hoạt động của vi khuẩn trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân bị nhiễm H. Pylori.

Chữa trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây không phẫu thuật

Nếu ca viêm loét dạ dày của bạn là kết quả của H. pylori, bạn sẽ cần thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI). PPI ngăn chặn các tế bào dạ dày sản xuất axit.

Ngoài hai loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày cơ bản này, bác sĩ cũng có thể khuyến nghị:

Với điều kiện, người bệnh phải ngừng sử dụng tất cả các loại thuốc NSAID kết hợp theo dõi nội soi nghiêm ngặt.

Các triệu chứng viêm loét có thể giảm nhanh chóng khi điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật với thuốc Tây này. Nhưng ngay cả khi các triệu chứng biến mất rồi, bạn vẫn nên tiếp tục dùng tất cả các loại thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Đặc biệt, việc này rất cần thiết với trường hợp viêm loét dạ dày do nhiễm trùng H. pylori, để đảm bảo rằng mọi vi khuẩn đã thực sự bị loại bỏ.

Lưu ý, những loại thuốc Tây dùng để điều trị loét dạ dày có thể xảy ra tác dụng phụ:

Những tác dụng phụ này thường chỉ là tạm thời. Nên nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào gây khó chịu cực độ, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để thay đổi thuốc.

 CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ  

Chữa trị viêm loét dạ dày bằng phẫu thuật

Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, người bệnh sở hữu một vết loét dạ dày quá phức tạp sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Dưới đây là trường hợp viêm loét cần đến phẫu thuật:

Các loại phẫu thuật sẽ thực hiện có thể bao gồm:

Chế độ ăn kiêng kèm theo khi chữa trị viêm loét dạ dày

Ngoài việc chữa trị viêm loét dạ dày theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Bởi lẽ việc ăn uống thật sự có thể gây loét dạ dày. Nếu ăn theo một chế độ ăn uống lành mạnh, sẽ rất có lợi cho đường ruột và sức khỏe tổng thể của bạn.

Nói chung, một chế độ ăn kiêng lý tưởng là có nhiều trái cây, rau và chất xơ. Đương nhiên, không thể thiếu những loại thực phẩm có vai trò loại bỏ vi khuẩn H. pylori. Các loại thực phẩm có thể giúp chống lại H. pylori hoặc tăng cường số lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể của bệnh nhân viêm loét dạ dày bao gồm:

Tuy nhiên, những loại thực phẩm bổ sung này không thể thay thế thuốc theo toa hoặc phác đồ điều trị hiện tại của bạn.

Ngoài ra, vì những người bị loét dạ dày có thể mắc luôn bệnh trào ngược axit, bệnh nhân nên tránh xa thực phẩm cay và chua trong khi vết loét đang lành.

Như vậy, bài viết này đã cho chúng ta nắm rõ viêm loét dạ dày là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị. Tuy nhiên, như câu nói thường nghe “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn nên phòng chống loét dạ dày đúng cách.

Thứ nhất, để ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn có thể gây loét dạ dày, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước thường xuyên. Ngoài ra, hãy chắc chắn mình đã làm sạch đúng cách tất cả các thực phẩm sử dụng cho gia đình và nấu chín kỹ khi cần thiết.

Thứ hai, để ngăn ngừa viêm loét dạ dày do NSAID gây ra, hãy ngừng sử dụng các loại thuốc này (nếu có thể) hoặc hạn chế sử dụng chúng. Nếu bạn cần dùng thuốc NSAID, hãy đảm bảo tuân theo liều lượng khuyến cáo và tránh uống rượu trong khi dùng các loại thuốc này. Đương nhiên luôn luôn dùng các loại thuốc này với nước uống sau khi ăn no.

Cuối cùng, liên hệ ngay với một bác sĩ có kinh nghiệm, bệnh viện uy tín bất cứ lúc nào bạn nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày.

 CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ  

Đăng bởi: >

Bình Luận

Bình luận