Web Sản Phẩm

Hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào ?

Hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào để giảm các triệu chứng đau đầu, suy nhược và lo lắng khi lượng đường trong máu bỗng nhiên đột ngột tụt xuống.

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu hạ thấp kéo dài trong vòng 4 giờ. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như: run sợ, mệt mỏi, lo lắng, cáu kỉnh, nhầm lẫn, đau đầu, uể oải, tim đập nhanh, mặt mày nhợt nhạt, môi ngứa, thậm chí ngất đi. Hạ đường huyết xảy ra đột ngột ở một thời điểm nào đó, hoặc lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Nguyên nhân phổ biến gây hạ đường huyết bao gồm: uống quá nhiều thuốc chữa bệnh tiểu đường, thiếu hụt nội tiết tố, bệnh hiểm nghèo và uống quá nhiều rượu.

Trong bài viết này, chúng tôi liệt kê cho bạn biết người hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào để kiểm soát được tình trạng này.

Hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào cho từng bữa ?

Bữa sáng

Mỗi một người nên cố gắng luôn luôn ăn sáng và ăn sáng càng sớm càng tốt ngay sau khi thức dậy. Vì lượng đường trong máu có thể đã tụt xuống trong đêm trước.

Nên hạn chế uống nước trái cây vào buổi sáng và tránh mắc phải thói quen thưởng thức nước ép không thêm đường vào lúc này. Vì những thứ đó có thể khiến lượng đường trong máu trở nên không ổn định.

Một số lựa chọn bữa sáng lý tưởng cho người hạ đường huyết bao gồm:

Đặc biệt, quế được coi là thần dược hỗ trợ cho người hạ đường huyết và có thể được rắc vào nhiều loại thực phẩm ăn sáng.

Các sản phẩm còn lại như hạt hướng dương, xi-rô thơm (khóm) và bột yến mạch rất dễ mua, bày bán ở hầu khắp các chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa, tiện lợi hoặc các shop thực phẩm online.

Bữa trưa

Một bữa ăn nhỏ, giàu protein và các chất béo tốt được khuyến khích cho bữa trưa của người bị hạ đường huyết.

Một số ý tưởng nên tham khảo về việc người hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào trong bữa trưa là:

Một người bị hạ đường huyết cần phải biết về chỉ số đường huyết (glycemic hay GI) của loại thực phẩm họ ăn. Một số thực phẩm tương đối tốt cho sức khỏe người hạ đường huyết thường có thể có GI cao.

Bữa tối

Mặc dù bữa tối thường hấp dẫn người ta ăn nhiều hơn, nhưng một người bị hạ đường huyết nên giữ cho bữa ăn tối của họ ở mức vừa phải. Một lựa chọn tốt cho người bị hạ đường huyết vào bữa tối sẽ bao gồm protein và carbohydrate phức tạp.

Trong bữa tối, người hạ đường nên ăn và uống:

Ăn nhẹ

Những người bị hạ đường huyết nên cố gắng thêm các món ăn nhẹ, nhưng bổ dưỡng với số lượng ít vào giữa các bữa ăn để giữ cho lượng đường trong máu ổn định và đảm bảo cơ thể có đủ vitamin, khoáng chất, chất béo tốt, protein và carbohydrate xơ.

Bạn nên ăn các món ăn nhẹ vào giữa buổi sáng, xế chiều và khi sắp đi ngủ có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định cả ngày lẫn đêm.

Một số món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe người hạ đường huyết là:

Điều quan trọng bạn cũng cần nhớ là những người tập thể dục thường xuyên có thể cần phải ăn các món ăn nhẹ thường xuyên hơn. Vì hoạt động thể chất nặng hoặc kéo dài có thể làm cho lượng đường trong máu giảm.

Trước khi tập luyện, bạn nên ăn một ít món ăn nhẹ có carbs và protein tốt cho sức khỏe như:

Vì không nên tập thể dục khi bụng đầy, nên bạn hãy ăn các món ăn nhẹ trước khi tập và đừng quên uống nhiều nước là rất quan trọng để duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Những lưu ý trong chế độ ăn và uống để duy trì và phục hồi lượng đường cần thiết trong máu đối với người mắc chứng hạ huyết áp

Tóm lại, có thể thông qua việc hiểu biết hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào để kiểm soát và điều trị tạm thời chứng hạ đường huyết. Tuy nhiên, đôi khi lượng đường trong máu có thể xuống thấp đến mức bạn có thể không đủ tỉnh táo để ăn hoặc uống thứ gì đó như nước cam, soda, bánh phủ đường… và tự hồi phục được. Khi điều này xảy ra, bạn có thể phải ngậm và nuốt ngay những viên hoặc gel glucose – là những thứ có thể giúp tăng mức đường trong máu nhanh nhất, thậm chí cần phải tiêm glucagon. Glucagon là một loại hormone giúp tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Không chỉ bạn, mà những người thân như cha mẹ, giáo viên của bạn cũng đều nên biết cách tiêm glucagon trong trường hợp khẩn cấp. Và bạn nên mua một bộ glucagon theo toa của bác sĩ và giữ nó ở nơi bạn dễ dàng tìm thấy nó khi cần.

Ngoài ra, bất cứ ai nếu gặp các triệu chứng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc thường xuyên hơn thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Mặc dù hạ đường huyết là một tình trạng có thể kiểm soát được, nên chỉ cần chẩn đoán sớm khi phát hiện triệu chứng của nó. Nhưng nếu không được điều trị, các triệu chứng hạ đường huyết có thể kéo dài năm này qua tháng nọ thậm chí đeo bám bạn đến suốt đời và nguy hiểm hơn đến tính mạng. Triệu chứng nghiêm trọng nhất của hạ đường huyết có thể kể đến là: mất ý thức. Lúc đó bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đăng bởi: >

Bình Luận

Bình luận