Hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào ?

hạ đường huyết nên ăn gì

Hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào để giảm các triệu chứng đau đầu, suy nhược và lo lắng khi lượng đường trong máu bỗng nhiên đột ngột tụt xuống.

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu hạ thấp kéo dài trong vòng 4 giờ. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như: run sợ, mệt mỏi, lo lắng, cáu kỉnh, nhầm lẫn, đau đầu, uể oải, tim đập nhanh, mặt mày nhợt nhạt, môi ngứa, thậm chí ngất đi. Hạ đường huyết xảy ra đột ngột ở một thời điểm nào đó, hoặc lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Nguyên nhân phổ biến gây hạ đường huyết bao gồm: uống quá nhiều thuốc chữa bệnh tiểu đường, thiếu hụt nội tiết tố, bệnh hiểm nghèo và uống quá nhiều rượu.

Trong bài viết này, chúng tôi liệt kê cho bạn biết người hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào để kiểm soát được tình trạng này.

Hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào cho từng bữa ?

Bữa sáng

Mỗi một người nên cố gắng luôn luôn ăn sáng và ăn sáng càng sớm càng tốt ngay sau khi thức dậy. Vì lượng đường trong máu có thể đã tụt xuống trong đêm trước.

bữa sáng

Nên hạn chế uống nước trái cây vào buổi sáng và tránh mắc phải thói quen thưởng thức nước ép không thêm đường vào lúc này. Vì những thứ đó có thể khiến lượng đường trong máu trở nên không ổn định.

Một số lựa chọn bữa sáng lý tưởng cho người hạ đường huyết bao gồm:

  • Trứng luộc và bánh mì nướng ngũ cốc
  • Bột yến mạch với quả mọng, hạt hướng dương, thơm (khóm) và quế
  • Sữa chua Hy Lạp với quả mọng, mật ong và bột yến mạch

Đặc biệt, quế được coi là thần dược hỗ trợ cho người hạ đường huyết và có thể được rắc vào nhiều loại thực phẩm ăn sáng.

Các sản phẩm còn lại như hạt hướng dương, xi-rô thơm (khóm) và bột yến mạch rất dễ mua, bày bán ở hầu khắp các chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa, tiện lợi hoặc các shop thực phẩm online.

Bữa trưa

Một bữa ăn nhỏ, giàu protein và các chất béo tốt được khuyến khích cho bữa trưa của người bị hạ đường huyết.

Một số ý tưởng nên tham khảo về việc người hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào trong bữa trưa là:

bữa trưa

  • Cá ngừ, thịt gà, hoặc đậu phụ phết trên bánh mì ngũ cốc nguyên hạt kẹp với lá salad
  • Đậu xanh và salad rau
  • Cá nướng, khoai lang nướng ăn kèm salad

Một người bị hạ đường huyết cần phải biết về chỉ số đường huyết (glycemic hay GI) của loại thực phẩm họ ăn. Một số thực phẩm tương đối tốt cho sức khỏe người hạ đường huyết thường có thể có GI cao.

Bữa tối

Mặc dù bữa tối thường hấp dẫn người ta ăn nhiều hơn, nhưng một người bị hạ đường huyết nên giữ cho bữa ăn tối của họ ở mức vừa phải. Một lựa chọn tốt cho người bị hạ đường huyết vào bữa tối sẽ bao gồm protein và carbohydrate phức tạp.

hạ đường huyết nên ăn gì

Trong bữa tối, người hạ đường nên ăn và uống:

  • Thịt gà hoặc đậu phụ với gạo nâu và rau
  • Cá hồi với rau hấp hoặc salad
  • Món đậu hầm gồm: đậu lăng, đậu thận (đậu Tây), đậu xanh và cà chua đóng hộp

Ăn nhẹ

Những người bị hạ đường huyết nên cố gắng thêm các món ăn nhẹ, nhưng bổ dưỡng với số lượng ít vào giữa các bữa ăn để giữ cho lượng đường trong máu ổn định và đảm bảo cơ thể có đủ vitamin, khoáng chất, chất béo tốt, protein và carbohydrate xơ.

hạ đường huyết nên ăn gì

Bạn nên ăn các món ăn nhẹ vào giữa buổi sáng, xế chiều và khi sắp đi ngủ có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định cả ngày lẫn đêm.

Một số món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe người hạ đường huyết là:

  • 01 quả táo nhỏ với một vài lát phô mai Cheddar
  • 01 quả chuối với một số ít các loại hạt
  • 01 lát bánh mì nướng nguyên hạt với bơ nghiền hoặc sốt Hummus
  •  Bánh quy giòn nguyên hạt với 01 hộp nhỏ cá mòi hoặc cá ngừ
  • Cà rốt, ớt và dưa chuột nhúng trong sốt Hummus
  • Sinh tố từ các loại rau

Điều quan trọng bạn cũng cần nhớ là những người tập thể dục thường xuyên có thể cần phải ăn các món ăn nhẹ thường xuyên hơn. Vì hoạt động thể chất nặng hoặc kéo dài có thể làm cho lượng đường trong máu giảm.

Trước khi tập luyện, bạn nên ăn một ít món ăn nhẹ có carbs và protein tốt cho sức khỏe như:

  • 01 miếng trái cây hoặc một ít quả mọng và bánh quy giòn
  • Sữa chua Hy Lạp trộn với quả mọng
  • 01 quả táo với 01 muỗng bơ đậu phộng và 01 lát phô mai
  • Một ít trái cây sấy khô và các loại hạt
  • Một ít bơ đậu phộng không đường phết trên bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Bơ đậu phộng không đường có thể mua được ở mọi nơi từ chợ, siêu thị, bách hóa, cửa hàng tiện lợi đến shop online.

Vì không nên tập thể dục khi bụng đầy, nên bạn hãy ăn các món ăn nhẹ trước khi tập và đừng quên uống nhiều nước là rất quan trọng để duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Những lưu ý trong chế độ ăn và uống để duy trì và phục hồi lượng đường cần thiết trong máu đối với người mắc chứng hạ huyết áp

  • Thiết lập một chế độ ăn kiêng tiêu thụ nhiều carbohydrate phức tạp và chất béo tốt để giúp bạn duy trì lượng đường cần thiết trong máu trong suốt cả ngày.
  • Một người khi huyết áp tụt xuống, có thể tiếp ngay 15-20g carbohydrate tác dụng nhanh, chẳng hạn như một ly nước ép trái cây nhỏ, một miếng trái cây hoặc một vài chiếc bánh quy giòn. Đợi khoảng 10 phút để đường hoạt động. Nếu sau 15 phút vẫn còn triệu chứng của hạ đường huyết, bạn có thể ăn thêm 15 – 20g carbohydrate nữa.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, cứ mỗi 3 đến 4 giờ/ lần trong suốt cả ngày, thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày.
  • Tránh thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
  • Giảm hoặc ngưng sử dụng rượu, ma túy. Rượu và ma túy có thể gây ra vấn đề lớn với lượng đường trong máu của bạn. Vì vậy tránh xa chúng là một cách để ngăn ngừa các vấn đề như hạ đường huyết. Uống rượu có thể đặc biệt nguy hiểm – thậm chí gây tử vong – vì nó làm rối loạn khả năng giữ đường huyết của cơ thể ở mức bình thường. Điều này có thể gây ra sự sụt giảm đường huyết rất nhanh. Sử dụng ma túy hoặc rượu cũng nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận lượng đường trong máu đang thấp đi của bạn.
  • Ăn protein nạc.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ.

Tóm lại, có thể thông qua việc hiểu biết hạ đường huyết nên ăn và uống như thế nào để kiểm soát và điều trị tạm thời chứng hạ đường huyết. Tuy nhiên, đôi khi lượng đường trong máu có thể xuống thấp đến mức bạn có thể không đủ tỉnh táo để ăn hoặc uống thứ gì đó như nước cam, soda, bánh phủ đường… và tự hồi phục được. Khi điều này xảy ra, bạn có thể phải ngậm và nuốt ngay những viên hoặc gel glucose – là những thứ có thể giúp tăng mức đường trong máu nhanh nhất, thậm chí cần phải tiêm glucagon. Glucagon là một loại hormone giúp tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Không chỉ bạn, mà những người thân như cha mẹ, giáo viên của bạn cũng đều nên biết cách tiêm glucagon trong trường hợp khẩn cấp. Và bạn nên mua một bộ glucagon theo toa của bác sĩ và giữ nó ở nơi bạn dễ dàng tìm thấy nó khi cần.

Ngoài ra, bất cứ ai nếu gặp các triệu chứng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc thường xuyên hơn thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Mặc dù hạ đường huyết là một tình trạng có thể kiểm soát được, nên chỉ cần chẩn đoán sớm khi phát hiện triệu chứng của nó. Nhưng nếu không được điều trị, các triệu chứng hạ đường huyết có thể kéo dài năm này qua tháng nọ thậm chí đeo bám bạn đến suốt đời và nguy hiểm hơn đến tính mạng. Triệu chứng nghiêm trọng nhất của hạ đường huyết có thể kể đến là: mất ý thức. Lúc đó bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508