Web Sản Phẩm

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì? 


Hàng trăm triệu người mắc chứng hôi miệng trên thế giới. Tất cả đều cảm thấy xấu hổ nhưng ít ai nghĩ rằng mình hôi miệng không vì ở dơ mà do vấn đề sức khỏe. Vậy hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Bài viết liên quan

Khoa học đã khẳng định, hôi miệng không chỉ là do vấn đề vệ sinh răng miệng, mà còn có các nguyên nhân gây hôi miệng khác liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Thậm chí, hôi miệng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nghiêm trọng. Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì sẽ là nội dung chính mà bài viết này cung cấp cho bạn lời giải đáp. Các nghiên cứu cho thấy 5-10% nguyên nhân gây hôi miệng là do bệnh lý nằm ngoài vùng miệng.

Khi hôi miệng là triệu chứng của bệnh răng miệng

90% bệnh hôi miệng đến từ nguyên nhân là các protein bị phá vỡ trong khoang miệng của bạn. Khi hôi miệng là do vấn đề răng miệng, nó thường có mùi như trứng thối. Hiện tượng này gây ra bởi sự phân hủy của cysteine ​​ở phía trước lưỡi hoặc phía trên nướu. Nó là một dấu hiệu cho biết rằng việc vệ sinh răng miệng của bạn khá kém.

Hiếm gặp hơn, mùi hôi miệng có thể giống như mùi phân phát ra từ nướu hoặc đỉnh lưỡi. Trường hợp này bị gây ra bởi sự mất cân bằng trong khoang miệng hoặc từ sự phân hủy protein trên mô nướu và lưỡi.

Nếu bạn bị hôi miệng, việc đầu tiên bạn cần làm là đi khám răng và vệ sinh răng miệng tốt. Tuy nhiên, như đã nói, vùng miệng còn liên quan đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Nên mùi hôi miệng có thể cho bạn biết về sức khỏe của những cơ quan này.

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì khác?

Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu về 12 căn bệnh có dấu hiệu là hôi miệng:

1) Viêm Amiđan

Viêm amiđan hoặc sỏi amidan có thể là nguyên nhân gây hôi miệng cho bạn.

Viêm amiđan

Hôi miệng liên quan đến viêm amidan có thể xảy ra ở các dạng viêm amidan cấp tính, mãn tính và tái phát.

Amidan của bạn là hai miếng mô tuyến nhỏ ở mỗi bên sau cổ họng. Chúng tạo thành một phần của hệ thống miễn dịch, tạo ra các kháng thể và tế bào bạch cầu để tấn công vi trùng trong miệng bạn. Đồng thời, chúng cũng là một phần trong tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn để chống lại vi khuẩn trong thực phẩm hoặc không khí.

Sỏi amiđan

Đôi khi vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn, tế bào chết, chất nhầy và các vật liệu khác có thể bị mắc kẹt vào các kẽ hở trong amidan của bạn. Những vật liệu này có thể tích tụ và cuối cùng vôi hóa (cứng lại), tạo thành sỏi amidan. Điều này xảy ra thường xuyên nhất ở những người bị viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan lặp đi lặp lại. Hôi miệng đi kèm với nhiễm trùng amiđan là một biểu hiện chính của bệnh sỏi amidan.

2) Nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang

Viêm xoang là một thể viêm cấp tính, ngắn hạn do nhiễm trùng hoặc lâu dài, mãn tính, phức tạp do dị ứng cũng như các vấn đề cấu trúc trong mũi. Viêm xoang có thể gây hôi miệng vì chúng khuyến khích sự tích tụ của vi khuẩn, dị vật và các chất chuyển hóa gây hôi miệng trong xoang mũi.

3) Nhiễm trùng phổi

Hôi miệng có thể do nhiễm trùng phổi, cụ thể là các tình trạng: viêm phế quản, viêm khí quản, cúm, áp xe phổi, lao, khí phế thủng, viêm phổi và ung thư phổi.

Bên cạnh đó, hen suyễn cũng gây ra hôi miệng. Vì những người mắc bệnh hen suyễn thường bị khô miệng. Bởi lẽ hen suyễn hạn chế luồng không khí, khiến người bệnh dễ bị thở bằng miệng hơn hoặc thường lệ thuộc vào ống hít. Thuốc trong ống hít hay làm khô miệng và gây kích ứng, đôi khi dẫn đến loét hoặc tưa miệng.

Tất nhiên, không thể không nhắc đến xơ nang – một chứng bệnh di truyền liên quan đến nhiều cơ quan: phổi, đường tiêu hóa và xoang. Bệnh nhân sẽ có chất nhầy sưng, dày và bất động dẫn đến tắc nghẽn xoang trong phổi.

4) Bệnh tiêu hóa

Không khí đi từ dạ dày lên thực quản và khoang miệng có thể gây ra chứng hôi miệng. Tuy nhiên, hôi miệng do đường ruột thường là dấu hiệu của sự mất cân bằng chung trong hệ thống tiêu hóa. Những nguyên nhân thuộc hệ tiêu hóa có thể gây hôi miệng là: bệnh trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit (ợ nóng), đầy hơi và ợ hơi, tắc ruột hoặc táo bón.

5) Tác dụng phụ của ăn kiêng

Chế độ ăn kiêng low-carb hoặc ketogen có thể buộc cơ thể bạn phải đốt cháy chất béo để lấy năng lượng nuôi cơ thể. Cơ chế này tạo ra các hoạt chất gọi là ketone được giải phóng trong hơi thở, mang mùi trái cây hoặc acetone rất kỳ lạ. Nên nếu bạn đang tuân thủ một chế độ ăn kiêng low-carb như thế, thì thông thường hôi miệng là một vấn đề ngắn hạn trong khi cơ thể bạn điều chỉnh chuyển hóa chất béo buộc phải chấp nhận.

Ngoài ra, vì ăn kiêng nên bạn thường xuyên bỏ bữa, hoặc nhịn ăn. Điều này có thể làm giảm lượng nước bọt trong miệng của bạn. Miệng khô sẽ ngăn chặn sự thanh thải của vi khuẩn có hại, gây ra mùi lưu huỳnh khó chịu

6) Bệnh liên quan đến insulin

Bệnh nhân tiểu đường sản xuất insulin không đủ, họ phải đốt cháy chất béo và do đó, vô tình sản xuất ketone – hoạt chất có mùi nồng nặc.

Một loại bệnh khác liên quan đến insulin gây hôi miệng có thể là suy thận mãn tính. Bệnh này có thể gây ra hơi thở có mùi của cá hay giống như amoniac. Hàm lượng urê cao trong nước bọt và sự phân hủy của nó tạo thành amoniac gây ra mùi.

7) Bệnh gan

Đôi khi, bệnh gan là nguồn gốc của chứng hôi miệng. Suy gan dẫn đến hôn mê gan thường được báo hiệu bởi mùi ngọt, mùi mốc trong hơi thở khi cơ thể cố gắng bài tiết các sản phẩm phụ của sự phân hủy axit amin có chứa lưu huỳnh. Còn xơ gan cũng có thể gây ra mùi trong hơi thở được mô tả là mùi của máu bị thối hoặc trứng thối. Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu khẳng định hôi miệng là một công cụ chẩn đoán tiềm năng để phát hiện các vấn đề về gan.

8) Bệnh di truyền

Một rối loạn di truyền chưa được chẩn đoán, được gọi là hội chứng mùi cá, xảy ra ở 1% dân số thế giới gây ra mùi cơ thể và mùi hơi thở. Mùi này được mô tả như là mùi tanh của cá, nhưng đôi khi giống như mùi trứng thối, rác hoặc nước tiểu.

Rối loạn di truyền này ảnh hưởng đến khả năng phân hủy choline, dẫn đến sự tích tụ trimethylamine. Mùi tanh được bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, nước bọt, máu và không khí thở ra qua miệng và lỗ mũi. Bệnh nhân bị trimethylamin trong niệu có thể cần phải loại bỏ hoặc giảm lượng thức ăn chứa nhiều choline như bông cải xanh, đậu, trứng, các loại đậu, thận và gan động vật.

9) Kinh nguyệt

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hôi miệng ở phụ nữ có xu hướng tăng trước và trong “kỳ” của họ. Nghiên cứu lưu ý rằng trong thời kỳ kinh nguyệt, mùi hơi thở trung bình của phụ nữ chứa nhiều VSC hơn so với các đối tác nam. Mặc dù nồng độ vi khuẩn miệng là như nhau trên cả hai giới, phụ nữ có lượng nước bọt thấp hơn trong kỳ kinh nguyệt, điều này có thể gây ra chứng hôi miệng của họ.

10) Bị tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là hôi miệng vì chúng làm khô nước bọt của bạn.

Như vậy, bài viết này đã cho bạn biết hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì. Nên ngoài việc vệ sinh răng miệng kỹ càng, sử dụng các biện pháp tự nhiên và hiện đại để đẩy lùi chứng hôi miệng. Bạn cũng cần cẩn trọng đi đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe để kịp thời điều trị nếu chẳng may mắc phải các bệnh nghiêm trọng.


Đăng bởi: >

Bình Luận

Bình luận