Bệnh hôi miệng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị?

bệnh hôi miệng là gì nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị

Hôi miệng, y tế gọi là chứng hôi miệng hay bệnh hôi miệng là tình trạng mà 10 người đã hết 9 người mắc phải. Bài viết sau sẽ cho biết bệnh hôi miệng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị.

Theo một thống kê chính thức, khoảng 25% người dân trên toàn thế giới mắc bệnh hôi miệng. Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng người ta cứ thường quy chụp cho thói quen vệ sinh răng miệng kém. Nhưng thật ra đó vẫn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe. Bệnh hôi miệng cũng có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn do các loại thực phẩm bạn ăn và những lối sống không lành mạnh khác. Vậy tóm lại bệnh hôi miệng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị ra sao?

Bệnh hôi miệng là gì?

Bệnh hôi miệng là tình trạng hơi thở của bạn do ảnh hưởng từ một nguyên nhân nào đó mà phát ra mùi hôi. Cứ 4 người trên thế giới sẽ có 1 người mắc phải bệnh hôi miệng. Hôi miệng là lý do phổ biến thứ ba mà mọi người tìm đến chăm sóc răng miệng, sau sâu răng và bệnh nướu răng. Nên không có gì lạ khi các kệ hàng trong siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi tràn ngập kẹo cao su, kẹo bạc hà, nước súc miệng và các sản phẩm khác được sản xuất ra để chống lại chứng hôi miệng.

Thế nhưng nhiều sản phẩm trong số này chỉ là biện pháp tạm thời vì chúng không giải quyết được nguyên nhân của vấn đề. Điều đó khiến cho mỗi một người, khi chẳng may mắc phải bệnh chứng này có thể cảm thấy rất lúng túng và trong một số trường hợp thậm chí còn gây lo lắng khôn nguôi. Thực ra bệnh này tương đối dễ khắc phục.

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ?

chữa hôi miệng bằng nước vo gạo

Các loại thực phẩm bạn ăn

  • Về cơ bản, tất cả các thực phẩm khi bạn ăn vào đều từ từ phân hủy trong khoang miệng của bạn. Nếu bạn ăn thực phẩm có mùi mạnh (như tỏi hoặc hành tây), sau đó đánh răng và dùng chỉ nha khoa – thậm chí là dùng nước súc miệng – thì cũng chỉ che dấu được mùi hôi tạm thời mà thôi. Mùi hôi sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi nào chúng đi xuống dạ dày của bạn. Nhưng sau khi bạn tiêu hóa những thực phẩm này rồi, chúng sẽ còn xâm nhập vào máu của bạn, được đưa đến phổi và ảnh hưởng đến hơi thở của bạn.
  • Chế độ ăn kiêng: Các chế độ ăn kiêng và ăn ít carbohydrate có thể gây ra chứng hôi miệng. Vì lý do là vì sự phân hủy của các chất béo sản xuất ra một hoạt chất gọi là ketone. Những ketone này có mùi rất nồng.

Các thói quen xấu  

  • Nếu bạn không đánh răng và xỉa răng hàng ngày, những mẩu vụn thức ăn có thể vẫn còn trong miệng. Chúng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn giữa các kẽ răng, xung quanh nướu và bên trên lưỡi. Chính nguyên nhân này gây ra hôi miệng. Nên bạn có thể sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn, cũng có thể giúp giảm vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bên cạnh đó, nếu bạn đeo răng giả, vi khuẩn gây mùi và mẩu vụn thức ăn có thể gây hôi miệng nếu răng giả không được làm sạch đúng cách.

Hút thuốc lá

Ngoài mùi đặc trưng của thuốc lá tương đối khó chịu với một số người. Hút thuốc hoặc nhai các sản phẩm có nguồn gốc từ thuốc lá cũng có thể gây hôi miệng, ố răng, giảm khả năng nếm thức ăn vì nó kích thích nướu của bạn dẫn đến bệnh về nướu. Những người nghiện thuốc lá có khả năng mắc bệnh hôi miệng rất cao.

Vấn đề sức khỏe

  • Hôi miệng dai dẳng hoặc trong miệng có mùi vị khó chịu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nướu răng (nha chu). Bệnh nướu răng là do sự tích tụ mảng bám trên răng mà thành. Các vi khuẩn gây ra độc tố xuất hiện, sinh trưởng và gây kích ứng nướu. Nếu bệnh nướu răng tiếp tục không được điều trị, nó có thể làm hỏng nướu và xương hàm.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân gây hôi miệng khác bao gồm: sử dụng dụng cụ nha khoa không phù hợp, nhiễm trùng nấm men miệng và sâu răng.
  • Tình trạng khô miệng (còn gọi là xerostomia) cũng có thể gây hôi miệng. Nước bọt cần thiết để làm ẩm miệng, trung hòa axit do các mảng bám gây ra và rửa trôi các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, nướu và khoang má. Nếu không được loại bỏ, các tế bào này bị phân hủy và có thể gây hôi miệng. Khô miệng cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, hoặc do vấn đề về tuyến nước bọt, bệnh chứng thở liên tục qua miệng.
  • Người bệnh tiểu đường có nồng độ insulin rất thấp, cơ thể họ không còn có thể sử dụng đường và bắt đầu sử dụng các chất béo thay thế. Khi chất béo bị phá vỡ, ketone được sản xuất và tích tụ. Ketone có thể gây độc khi được tìm thấy với số lượng lớn và tạo ra mùi hơi thở kỳ quái và khó chịu. Không chỉ hôi miệng, nhiễm Ketone là một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng.
  • Tắc ruột: Hơi thở có thể có mùi như phân nếu đã có thời gian nôn mửa kéo dài, đặc biệt là nếu có tắc nghẽn ruột.
  • Giãn phế quản: Đây là tình trạng gây hôi miệng lâu dài do đường thở trở nên rộng hơn bình thường, cho phép tích tụ chất nhầy dẫn đến hôi miệng.
  • Viêm phổi do hít phải: Một dấu hiệu sưng hoặc nhiễm trùng trong phổi hoặc đường thở do hít phải vật lạ, nước bọt, thức ăn hoặc chất lỏng.
  • Cuối cùng, những căn bệnh có thể gây hôi miệng có thể kể ra ở đây là: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng xoang mạn tính, trào ngược axit mãn tính và các vấn đề về gan hoặc thận.

Thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc có thể làm giảm nước bọt và do đó, làm tăng mùi hôi trong khoang miệng. Hoặc còn có những loại thuốc có thể gây ra mùi khi chúng phân hủy và giải phóng hoạt chất trong hơi thở của bạn. Ví dụ: những sản phẩm có chứa nitrat được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, một số hóa chất hóa trị và một số thuốc an thần, chẳng hạn như phenothiazin. Những người dùng bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có thể dễ bị hôi miệng.

Triệu chứng của bệnh hôi miệng

  • Sẽ có mùi hôi từ miệng phát ra, nhưng kiểu mùi rất đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mùi là gì.
  • Một số trường hợp hôi miệng, người mắc bệnh nghe được hơi thở của họ có mùi, chỉ khác nhau ở chỗ ít hay nhiều. Những người này luôn lo lắng khi họ thở hoặc nói chuyện, vì sợ người khác phát hiện ra.
  • Các trường hợp hôi miệng còn lại, người mắc bệnh không hề biết điều này. Bởi vì rất khó để tự bản thân mình đánh giá hơi thở của mình có mùi như thế nào. Vì thế ngay bây giờ hãy thử hỏi một người thân trong gia đình hoặc bạn thân của bạn để xác nhận xem hơi thở của mình có mùi hay không.

Cách chữa trị bệnh hôi miệng

Bệnh hôi miệng có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa nếu bạn:

1. Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt.

  • Chải răng điều độ hai lần một ngày với kem đánh răng có fluoride để loại bỏ mẩu vụn thức ăn và mảng bám.
  • Chải răng sau khi ăn (giữ bàn chải đánh răng tại nơi làm việc hoặc trường học để đánh răng sau bữa ăn trưa).
  • Đừng quên chải luôn phần lưỡi.
  • Thay bàn chải đánh răng của bạn cứ sau 2 đến 3 tháng hoặc sau khi bị bệnh.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc chất tẩy rửa kẽ răng để loại bỏ các hạt thức ăn và mảng bám giữa răng mỗi ngày một lần.
  • Làm sạch răng miệng với nước súc miệng kháng khuẩn hai lần một ngày.
  • Răng giả nên được cởi ra vào ban đêm và làm sạch hoàn toàn trước khi đưa vào miệng vào sáng hôm sau.

2. Gặp nha sĩ thường xuyên – ít nhất hai lần một năm.

Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra răng miệng và làm sạch răng một cách chuyên nghiệp. Nhờ đó, bạn có thể phát hiện và điều trị sớm căn bệnh nha chu, khô miệng hoặc các vấn đề khác có thể là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng.

3. Ngừng hút thuốc và nhai các sản phẩm làm từ thuốc lá.

Hãy nhờ nha sĩ của bạn cho lời khuyên về cách từ bỏ thói quen hút thuốc này.

4. Uống nhiều nước.

Cách này sẽ giữ cho miệng của bạn được ẩm. Không chỉ uống nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là không đường) cũng kích thích sản xuất nước bọt, giúp rửa trôi các mẩu vụn thức ăn và vi khuẩn. Với bệnh nướu răng, kẹo bạc hà có chứa xylitol là tốt nhất.

5. Ghi lại các loại thực phẩm bạn đã ăn.

Nếu bạn nghĩ rằng thức ăn chính là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng, hãy mang nhật ký ăn uống đến nha sĩ để nha sĩ giúp bạn xem xét. Tương tự, hãy ghi danh sách các loại thuốc chữa bệnh mà bạn đang dùng. Vì một số loại thuốc có thể đóng vai trò gây ra mùi hôi miệng.

Ai điều trị hôi miệng tốt nhất?

Trong hầu hết các trường hợp, nha sĩ là người có năng lực điều trị bệnh hôi miệng tốt nhất, triệt để và tận gốc.

  • Nếu nha sĩ của bạn xác định rằng răng miệng của bạn khỏe mạnh và mùi hôi không có nguồn gốc từ miệng, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ chuyên khoa để xác định nguồn gốc gây mùi và lên kế hoạch điều trị.
  • Nếu mùi hôi là do bệnh ở nướu, nha sĩ của bạn có thể trực tiếp điều trị bệnh hoặc giới thiệu bạn đến bác sĩ nha chu – nha sĩ chuyên điều trị các tình trạng về nướu.

Bạn có thể loại bỏ hôi miệng tại nhà không?

Nếu bạn bị hôi miệng, hãy xem lại thói quen vệ sinh răng miệng của bạn. Hãy thử thay đổi lối sống, chẳng hạn như đánh răng và lưỡi sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa và uống nhiều nước. Nước súc miệng sát trùng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Hãy hỏi nha sĩ xem sản phẩm nào tốt nhất cho bạn và tự chữa bệnh hôi miệng tại nhà.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân, từ thực phẩm, tình trạng sức khỏe cho đến thói quen đã gây ra chứng bệnh hôi miệng. Nhìn chung, bạn luôn có thể cải thiện chứng hôi miệng bằng cách vệ sinh răng miệng phù hợp. Nhưng nếu các kỹ thuật tự chăm sóc đơn giản không giải quyết được vấn đề, hãy gặp nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn để chắc chắn rằng bệnh hôi miệng của bạn là do một căn bệnh nghiêm trọng hơn.


Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508