Danh Mục
Bé lúc nào cũng muốn tìm hiểu thế giới bên ngoài, và chỉ một lần thám hiểm, bé sẽ càng bị lôi cuốn bởi mọi thứ từ trong nhà ra tới ngoài đường, tất cả đều rất mới mẻ đối với bé. Trong khi đó, không phải mọi thứ lúc nào cũng an toàn, vì thế bạn cần phải chú ý để bảo vệ an toàn cho bé.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu tâm sắp xếp lại mọi thứ từ trong nhà tới ngoài vườn để phù hợp với từng giai đoạn phát triển kỹ năng mới của bé. Chẳng hạn như khi bé được 8 tháng, bé bắt đầu biết bò và trườn. Điều này mở ra một thế giới hoàn toàn khác cho bé, vì vậy bạn hãy để mọi thứ cao hơn một chút ngoài tầm với của bé để bé không với tới được những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé. Đồng thời bạn đừng quên hạ võng hoặc nôi xuống để bé không phải leo trèo hay té ngã.
Ngược lại, khi bé còn nhỏ bạn thường lo ngại bé gặp phải nguy hiểm do vài thứ gây ra nhưng khi bé lớn hơn chút nữa, những mối nguy hiểm trước đây không còn làm bạn phải lo lắng như trước. Chẳng hạn, khi bé còn nhỏ, bé thường có khuynh hướng thích bỏ mọi thứ vào miệng, bởi vậy bạn cần cẩn thận không để bé chơi với những món đồ chơi quá nhỏ có khả năng đưa vào miệng. Nhưng khi bé được khoảng ba tuổi, thì việc này không còn là vấn đề nữa. tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng mỗi bé là cá thể độc lập về tính cách và quá trình phát triển. Bên cạnh một vài bé không có thói quen bỏ vật nhỏ vào miệng hoặc vào mũi, vào tai, thì một vài bé khác vẫn thích làm như thế kể cả khi đã lớn hơn ba tuổi. Một vài bé khác lại thích khám phá trò mới lạ. Vì ở những độ tuổi nhất định, bé sẽ thực hiện những kỹ năng nhất định và bạn không thể biết được khi nào bé lại học thêm kỹ năng mới nữa, do đó hãy để mắt tới bé cả khi bé đang vui đùa. Bạn cũng cần chuẩn bị mọi thứ để đảm bảo bé được an toàn trong quá trình học hỏi điều mới lạ xung quanh.
Không rời mắt khỏi bé
Ngoài những điều đề cập tới ở trên, bận cần phải tìm hiểu thêm nhiều cách khác để bảo vệ an toàn cho bé, điều quan trọng là đảm bảo bé luôn trong tầm mắt của bạn. Khi bạn bài trí thêm, dọn bớt hay thay đổi bất cứ vật dụng gì trong nhà, hãy xem xét đừng để bất cứ thứ gì có thể gây nguy hại đến bé, đồng thời, bạn hãy luôn để mắt tới những hành động của bé và mọi thứ xung quanh để đảm bảo bé không gặp nguy hiểm. Thêm vào đó, tốt nhất bạn nên học cách sơ cấp cứu phòng khi có tai nạn bất ngờ xảy ra cho bé.
Giữ vệ sinh
Ngoài ra, để giúp bé phát triển khỏe mạnh và an toàn, bạn cần phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Đừng quá lo lắng, điều này chỉ đơn giản là hãy bảo vệ bé khỏi thức ăn nhiễm độc và những căn bệnh lây lan khác. Có thể nói rằng, sức đề kháng của bé càng tăng sau mỗi lần ” chạm trán” với vi khuẩn và vi trùng, vì vậy không nên bảo bọc bé quá nhiều
Thực phẩm an toàn và vệ sinh
Một vài cách thông thường để giảm thiểu nguy cơ thức ăn nhiễm độc là bảo quản và chuẩn bị thức ăn và giữ nhà bếp vệ sinh.
Bảo quản thức ăn
Đối với những thực phẩm để trong tủ bếp như cơm hay mì ống, bạn nên để vào trong hộp và đậy kỹ. Thịt hay thức ăn chế biến sẵn phải được cất giữ trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn gây ôi thiu thức ăn sinh sản. Thức ăn chưa chế biến cần được bao giấy plastic ( gói là cling film ) hay để vào hộp đậy kín và cất vào ngăn mát dưới cùng của tủ lạnh; điều này giúp nước tiết ra từ thịt không chảy vào thức ăn khác. và cũng nên để riêng thịt với những món khác khi chuẩn bị nấu nướng. Nếu bạn đã nấu xong một món và muốn để laị dùng sau, hay để cho nó nguội ( đợi khi hơi nóng hoàn toàn thoát ra ) rồi hãy cất vào tủ lạnh. Muốn làm nguội nhanh, hãy bỏ món đó vào các đĩa phẳng ( không trũng ) hãy cắt thành nhiều miếng nhỏ hơn để hơi nóng thoát ra nhanh hơn.
Thức ăn thừa, chủ nên bảo quản trong tủ lạnh khoảng hai ngày. Giả sử bạn chỉ ăn một phần của món đồ hộp, đối với phần còn lại, bạn nên để vào một cái tô đậy kín rồi cất vào tủ lạnh thay vì để nguyên hộp và thức ăn dư vào tủ lạnh. Thức ăn đông lạnh phải luôn được giữ đông, ngày sử dụng tốt nhất là ngày mua. Nếu bạn muốn làm sẵn thức ăn nhưng không ăn liền, hãy chia thành nhiều phần và đặt vào ngăn đông của tủ lạnh trong vòng 24h. Bạn làm rã đông theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc bạn cũng có thể rã đông bằng cách để thức ăn xuống ngăn mát của tủ lạnh trên 24h. Bạn cũng có thể rã đông thức ăn đông lạnh bằng lò vi sóng nếu bạn muốn nấu ngay tức thì. Và khi nấu hãy nhớ để thức ăn sôi sùng sục. Tránh không tiếp tục làm đông đồ ăn sau khi rã đông. Vi khuẩn và độc tố trong thức ăn có thể phát triển khi thức ăn rã đông, và nếu thức ăn lại tiếp tục được làm đông lần hai, vi khuẩn sẽ không chết và vì thế sẽ trở nên càng mạnh hơn.
Chuẩn bị chế biến
Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn. Tốt hơn bạn nên có một thớt dành riêng cho cá, thịt gà, vịt và một cái riêng dành cho rau củ quả. Phần mặt thớt dùng để chế biến thức ăn phải được lau kỹ bằng dung dịch khử trùng.
Quan trọng là bạn hãy nhớ rửa dụng cụ làm bếp, thớt và rửa tay sau khi làm gà và những thứ khác, chẳng hạn thịt cá và trứng. Bạn cũng cần lau khô hay hóng khô tay cẩn thận vì vi khuẩn sẽ sản sinh rất nhanh trong môi trường ướt và ẩm thấp. Trước khi mở nắp chai lọ, hãy luôn nhớ lau sạch bề mặt. Không chỉ chai lọ mà đối với đồ hộp, bạn cũng cần phải lau chùi bề mặt. Giữ cho hộp sau khi mở luôn sạch, bạn cũng có thể rửa sạch bằng máy rửa chén hoặc bằng tay. Thức ăn dành riêng cho bé có thể cất giữ trong tủ lạnh đến 48 tiếng.
Thức ăn hâm lại phải đảm bảo nóng và sôi sùng sục trước khi để nguội. Bạn có thể kiểm tra xem thức ăn đã vừa với bé chưa bằng cách nhẹ nhàng áp phần khay đựng thức ăn vào cổ tay trong. Thức ăn chỉ có thể hâm một lần và nếu sai đó vẫn còn thừa thì phải bỏ đi.
Vi khuẩn dễ dàng sinh sản ở những nơi có vết thương, vì vậy bạn đừng quên dán băng kéo cá nhân những chỗ đứt tay khi chế biến thức ăn.
Giữ nhà bếp sạch đẹp
Lau sạch nhà bếp trước và sau khi chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải giữ khăn lau sạch sẽ – khăn ấm cũng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sản. Khăn lau khô bát đĩa cũng cần phải được giặt định kỳ; và nếu bạn dùng khăn lau khô bát đĩa để lau tay thì cũng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vì vậy trong trường hợp này nên dùng khăn giấy vì nó không tạo môi trường thuần lợi cho vi khuẩn
Vệ sinh nhà cửa
Tạo môi trường thông thoáng an toàn cho bé không có nghĩa là cọ rửa nhà cửa từ trên xuống dưới. Cũng sẽ không sai nếu bạn vẫn tiếp tục quét dọn như thường lệ. Trẻ thường hay chơi đùa trên sàn nhà và điều đó cũng bao gồm luôn việc bé sẽ lấy vật gì đó mà bé thấy trên nền nhà rồi bỏ ngay vào miệng. Vì vậy, bạn giữ vệ sinh nhà cửa kỹ lưỡng để tránh không cho sâu bọ hoặc vi khuẩn tiếp xúc với bé.
Bạn hãy rửa tay trước khi thay tã cho bé và hãy hướng dẫn bé rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nếu là bé gái, bạn cần hướng dẫn bé vệ sinh đúng cách sau khi tiểu tiện hay đại tiện xong – từ trước ra sau – để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn đến vùng tiểu tiện của bé. Làm vệ sinh đúng cách sẽ giúp tránh nhiễm vi khuẩn
Đăng bởi: Vân Anh>là người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình