Danh Mục
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không đến nay vẫn là vấn đề mà rất nhiều người còn mù mờ khi nhắc đến căn bệnh này. Dù thực tế, đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới khuyết tật và tử vong.
Bài viết liên quan
- Các biến chứng của bệnh tiểu đường nghiêm trọng như thế nào ?
- Bệnh tiểu đường là gì ? Cách chữa trị như thế nào ?
- Sản phẩm điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Hiện nay, trên thế giới, cứ 7 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 7 tại Hoa Kỳ. Nhiều người trong chúng ta không mấy am hiểu về bệnh tiểu đường, thậm chí không biết bệnh tiểu đường có nguy hiểm không. Chẳng hạn như đa số người dân đều nghĩ bệnh tiểu đường là do ăn đường. Thực ra thì, có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường, từ di truyền, dinh dưỡng, thể dục thể thao cho đến lối sống. Đặc biệt, các triệu chứng của căn bệnh này có thể nhanh chóng biến thành các trường hợp khẩn cấp liên quan đến tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì?
– Ăn quá nhiều đường
Bản thân đường không gây ra bệnh, nó chỉ góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi chế độ ăn uống của bạn quá giàu calo, dù là từ đường hay chất béo, khiến bạn tăng cân. Trong trường hợp này, tuyến tuỵ của bạn không tạo ra được hoặc tạo ra rất ít insulin, ngoài ra có thể là do các tế bào của cơ thể bạn hoạt động không được tốt. Kết quả là, đường huyết không thể di chuyển vào các tế bào đang cần nó cung cấp năng lượng. Do đó, dù đường không trực tiếp gây bệnh tiểu đường nhưng bệnh nhân vẫn cần theo dõi hoặc giảm bớt, ví dụ cắt các loại đồ uống có đường. Bạn chỉ cần chắc chắn lượng đường mà bạn nạp mỗi ngày nằm trong một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp.
– Thừa cân
Tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và mọi kích thước cơ thể đều có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng thừa cân lại là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất. Đa số những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đều có cân nặng quá khổ. Tất nhiên, gầy đi cũng có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường ở bạn, nhưng không loại bỏ khả năng người nhẹ cân cũng có thể bị tiểu đường.
– Tiền sử gia đình
Bệnh tiểu đường có tính di truyền mạnh và nếu bạn có tiền sử gia đình mắc tiểu đường, thì nên xét nghiệm máu vài năm một lần bắt đầu từ 20 tuổi, ngoài ra cũng cần tìm hiểu các kỹ năng về dinh dưỡng, thể thao, thậm chí đọc các tài liệu, mua các dụng cụ và đôi khi cả thuốc để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự xuất hiện căn bệnh tiểu đường.
Cần mua các dụng cụ tự kiểm tra mức đường trong cơ thể
– Lối sống, thói quen ăn uống
Các yếu tố nho nhỏ trong thói quen sống có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc xúc tiến mầm bệnh này khởi phát. Không cần phải ăn thực phẩm gì đặc biệt hay có chế độ tập thể dục quá khắt khe, các chuyên gia khuyến cáo người có khả năng bị tiểu đường chỉ cần có một số điều chỉnh hợp lý trong cuộc sống hằng ngày như: chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn béo đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể và đi bộ nhiều.
SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, NHIỀU NGƯỜI DÙNG
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ?
Có người cho rằng đối với một căn bệnh có thể kiểm soát, “sống chung với lũ” được như bệnh tiểu đường thì không hề nghiêm trọng. Vậy, bệnh tiểu đường có nguy hiểm không theo quan điểm y khoa? Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim, thận, đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu và mất thị lực. Một trong những biến chứng phổ biến nhất cho bệnh tiểu đường là nhiễm trùng bàn chân. Việc bàn chân bị tê liệt, lưu thông máu kém do tiểu đường khiến cho các vết loét ở chân từ nhỏ biến sang đáng lo ngại vì không lành được. Nếu vết lở loét đủ trầm trọng, bệnh nhân có thể bị hoại tử luôn ngón chân, buộc phải cắt bỏ.
Như vậy, bệnh này thực sự nguy hiểm, chỉ là nếu người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và không hút thuốc, nguy cơ biến chứng sẽ thấp hơn nhiều. Thuốc có thể giúp bạn phần nào, nhưng không thể biến bạn từ có bệnh thành không bệnh. Bạn cần phải thay đổi từng chút một trong lối sống của mình, chẳng hạn như dành 30 phút hoạt động nhẹ nhàng mỗi ngày, sẽ thấy sự khác biệt lớn trong sức khoẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng và chia ra nhiều bữa ăn nhỏ. Tin vui cho bạn là nếu bàn thành công trong việc kiểm soát căn bệnh tiểu đường của mình, bạn có thể giảm thậm chí ngưng uống thuốc.
Bệnh tiểu đường có thể dãn tới mù lòa
Triệu chứng nào cho biết bệnh tiểu đường đang có mặt trong cơ thể bạn?
Nếu cơ thể bạn đang mầm mống bệnh tiểu đường loại 2, bạn sẽ cảm thấy có điều gì đó bất thường. Cụ thể là: bạn bị thiếu năng lượng, khát nước, thèm ăn nhiều hơn, tăng nhu cầu đi tiểu, tăng hoặc sụt kí không rõ nguyên nhân. Thế nhưng, gần ¼ số người mắc bệnh tiểu đường không hề hay biết họ có dấu hiệu bị bệnh. Vì vậy, tất cả mọi người cần có một cuộc khám sức khoẻ hàng năm để xem xét các yếu tố nguy cơ và xét nghiệm sàng lọc. Những người không có tiền sử gia đình hay yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, sẽ bắt đầu được các bác sĩ sàng lọc vào tuổi 45. Cách sàng lọc bệnh tiểu đường cơ bản là xét nghiệm glucose trong máu.
Chế độ chăm sóc cho người bệnh tiểu đường
– Ăn trái cây có chọn lọc
Mặc dù trái cây là một thực phẩm lành mạnh cho sức khoẻ nói chung, nhưng khi bị tiểu đường bạn không nên muốn ăn bao nhiêu thì ăn như trước nữa. Vì bên cạnh các chất dinh dưỡng, một số loại trái cây còn có nhiều calo và đường, cao nhất là trong chuối, nho, anh đào, xoài. Mức đường trung bình thuộc về cam, dứa, dưa hấu và đào. Ít đường và calo nhất có thể kể đến mâm xôi.
– Xử lý kịp thời khi rơi vào tình huống khẩn cấp để cứu sống người bệnh
Luôn trong tư thế sẵn sàng đưa bệnh nhân vào bệnh viện hoặc gọi xe cấp cứu ngay lập tức, để tiếp nhận những chăm sóc y tế cần thiết. Không nên cố gắng tự điều trị tại nhà khi đã rơi vào trường hợp khẩn cấp. Bởi vì điều đó có thể gây ra thương tật vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Một số dấu hiệu cho biết người bệnh tiểu đường đã rơi vào tính huống khẩn cấp là hơi thở có vị ngọt, đừng nghĩ rằng hiện tượng này vô hại, đó là biểu hiện cho thấy lượng đường trong cơ thể đã rất cao, và tốt hơn hết là ta nên cần thận trọng. Ngoài ra, khi lượng đường trong máu đột ngột tụt xuống mức cực thấp, huyết áp cực thấp hoặc cực cao, cũng là tín hiệu rõ ràng rằng bệnh của bạn đã đến hồi báo động.
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh
Những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin hoặc các thuốc chữa tiểu đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu giảm mạnh, do vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng những loại thực phẩm thích hợp nhằm ngăn ngừa hạ đường huyết. Đặc biệt, không bỏ bữa, uống quá nhiều đồ uống có cồn hoặc có đường, vì việc này bao giờ cũng gây nguy hiểm cho người bị tiểu đường.
Kiểm soát mức đường trong từng bữa ăn
Kết Luận
khi người thân hoặc bạn bè của bạn mắc bệnh tiểu đường, cũng như có bất cứ triệu chứng nào của căn bệnh này, chúng ta nên động viên họ tìm đến bác sĩ ngay. Ngoài việc quan tâm về chuyện bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, chúng ta cũng cần chuẩn bị tư tưởng rằng đây là một căn bệnh mãn tính, tuyệt đối không để nó tiến triển, vì khi đó sẽ trở nên khó kiểm soát hơn. Quan trọng nhất là những người khỏe mạnh cần phải lưu ý giữ gìn sức khỏe để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các bạn có thể tham khảo sản phẩm: Cao dây thìa canh của công ty hóa dược sản phẩm điều trị bệnh tiểu đường khá hiệu quả tại đây
CAO DÂY THÌA CANH KINGKAO ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
Đăng bởi: >
Bình Luận
Bình luận