Bệnh tiểu đường là gì ? Cách chữa trị như thế nào ?

bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì ?

Tiểu đường là một trong các bệnh điều trị dài hạn khá thường gặp, cứ 100 người thì sẽ có 3 người có khả năng mắc bệnh. Trong rối loạn này hoặc tuyến tuỵ không sản xuất đủ lượng hocmon insulin hoặc là các tế bào cơ thể trở nên đề kháng tác dụng của insulin. Bình thường insulin được sản xuất bởi tuyến tuỵ và giúp cho các tế bào cơ thể có khả năng hấp thu đường gluco ( nguồn năng lượng chủ yếu ) từ máu.

Trong bệnh tiểu đường, các tế bào phải sử dụng nguồn năng lượng khác, dẫn tới sự tích tụ các sản phẩm độc hại trong cơ thể. Gluco không sử dụng tích tụ trong máu và nước tiểu gây ra các triệu chứng như đi tiểu nhiều và khát nước. Việc điều trị là nhắm kiểm soát mức gluco trong máu. Trong những điều trị bệnh tiểu đường, có khoảng 1 trong 10 người tự quản lý các mũi chích insulin cho mình cả đời. Số còn lại cần được quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống và dùng thuốc uống thường xuyên. Các biện pháp này cho phép phần lớn người bệnh có khả năng duy trì cuộc sống bình thường. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cuối cùng các biến chứng phát triển, mặc dầu sự khởi phát có thể được làm chậm lại bằng việc điều trị. Các biến chứng bao gồm các vấn đề về mắt, thận và hệ tim mạch. Bệnh tiểu đường cũng làm suy yếu hệ miễn nhiễm và do đó làm gia tăng sự nhạy cảm với các bệnh lây nhiễm như viêm bàng quang. Bệnh này thường là vĩnh viễn và không thể trị dứt.

Các bệnh tiểu đường

có 2 loại dạng tiểu đường chính gọi là tupe 1 và tupe 2

Tiểu đường tupe 1: Dạng tiểu đường này xảy ra khi tuyến tuỵ, sản xuất ra quá ít hay không sản xuất ra insulin. Rối loạn này thường phát triển đột ngột ở tuổi trẻ em hay tuổi thanh niên. Mặc dầu các biện pháp ăn uống cũng rất quan trọng, bệnh phải được điều trị bằng việc chích insilin. Khoảng 35.000 người ở Anh bị dạng tiểu đường này.

Tiểu đường tupe 2: Tupe hai là dạng tiểu đường thường gặp hơn rất nhiều, ảnh hưởng đến khoảng ba triệu người ở Anh. Trong dạng bệnh này, tuyến tuỵ vẫn tiếp tục tiết insulin, nhưng các tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Dạng tiểu đường này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 40 tuổi và thường gặp ở những người bị thừa cân hơn. Bênh trạng phát triển chậm và thường không được phát hiện trong nhiều năm. Ở giai đoạn khởi phát, các biện pháp ăn uống có thể đủ kiểm soát bệnh trạng, nhưng các thuốc uống và đôi khi việc chích insulin trở nên cần thiết khi bệnh tiến triển.

Bệnh tiểu đường đôi khi có thể phát triển khi mang thai. Bệnh này được gọi là tiểu đường thai sản và có thể cần điều trị bằng insulin để duy trì sức khoẻ của mẹ và con. Tiểu đường thai sản thường biến mất sau khi sanh con, tuy nhiên phụ nữ nào đã mắc bệnh này có nguy cơ phát triển tiểu đường typ 2 ở giai đoạn về sau.

Các nguyên nhân

nguyên nhân bệnh tiêu đường

Tiểu đường tupe 1 thường là do một phản ứng bất thường trong đó hệ miễn nhiễm của cơ thể huỷ diệt các tế bào tiết insulin trong tuyến tuỵ. Nguyên nhân của phản ứng này chưa được biết rõ, nhưng nó có thể được kích hoạt bởi một lây nhiễm virus. Trong một vài trường hợp sự phá huỷ các mô tiết insulin xảy ra sau một sự sưng viêm tuyến tuỵ. Di truyền cũng có thể có vai trò trong bệnh này, nhưng kiểu di truyền thì phức tạp; con của một người tiểu đường tupe 1  thì có nguy cơ phát triển tiểu đường tupe này, nhưng hầu hết các trẻ em bị bệnh này không có bố mẹ bị bệnh tiểu đường.

Các nguyên nhân của tiểu đường tupe 2 ít được hiểu rõ hơn, nhưng di truyền và béo phì là các yếu tố quan trọng. Khoảng 1 trong 3 người bệnh có một thân nhân bị cùng dạng tiểu đường này. Tiểu đường tupe 2 là một vấn đề sức khoẻ chủ yếu ở các nước phát triển và cũng là một vấn đề đang gia tăng ở các nước đang phát triển. Khi lượng thực phẩm được sử dụng tăng lên, càng có thêm nhiều người bị béo phì và tính phổ biến của bệnh tăng lên. Ở những người có khả năng mắc bệnh tiểu đường, bệnh có thể được kích hoạt bởi việc sử dụng các thuốc corticosteroid hay bởi mức hocmon corticosteroid tự nhiên quá cao, corticosteroid có tác động đối kháng với insulin.

Các triệu chứng

Mặc dầu một vài triệu chứng của hai dạng tiểu đường là giống nhau, tiểu đường týp 1 thường phát triển nhanh hơn và trở nên trầm trọng hơn. Các triệu chứng của tiểu đường tupe 2 có thể không rõ ràng và không được phát hiện cho đến khi được kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Các triệu chứng chính của cả hai týp có thể gồm

  • Tiểu ra quá nhiều nước tiểu
  • Khát nước và khô miệng
  • Giấc ngủ không đầy đủ vì nhu cầu đi tiểu ban đêm
  • Thấy thiếu năng lực
  • Mờ mắt

Tiểu đường tupe 1 cũng có thể gây ra giảm cân. Ở một số người dấu hiệu của rối loan này là ngộ độc xêton ( ketoasidosis ), là một bệnh trạng trong đó các hoá chất độc hại gọi là các xeton tích luỹ trong máu. Các hoá chất này được tạo ra khi các mô của cơ thể không thể hấp thu được gluco từ dòng máu do việc sản xuất insulin không đủ. Ngộ độc xêton cũng có thể xảy ra ở những người tiểu đường tupe 1 có sử dụng insulin nhưng nếu họ bỏ qua không sử dụng insulin hay nếu họ bị phát hiện thêm một bệnh gì khác làm gia tăng nhu cầu insulin của cơ thể.

Các triệu chứng của ngộ độc xêton có thể gồm:

  • Buồn nôn và nôn ói, đôi khi đau bụng
  • Thở sâu
  • Có mùi aceton trong hơi thở ( như mùi chất tẩy sơn móng tay )
  • Lẫn lộn

Sự phát triển của các triệu chứng này cần được cấp cứu y tế ngay vì chúng có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và hôn mê nếu không được điều trị khẩn cấp. Điều trị cấp cứu ngộ độc xêton gồm việc truyền tĩnh mạch thật nhiều dịch truyền để điều chỉnh sự mất nước và tái lập cân bằng hoá học của máu, và việc chích insulin để giúp các tế bào cơ thể có thể hấp thu được gluco từ máu.

Các biến chứng

biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng cả dài hạn lẫn ngắn hạn. Các vấn đề ngắn hạng thường dễ điều trị, nhưng các biến chứng dài hạn khó kiểm soát hơn và có thể dẫn đến tử vong sớm.

Các biến chứng ngắn hạn: Bệnh tiểu đường týp 1 được kiểm soát kém hay không được điều trị có thể dẫn đến ngộ độc xêton, các triệu chứng của ngộ độc xeton đã được mô tả ở trên.

Một biến chứng của việc điều trị tiểu đường bằng insulin cho bất kỳ dạng tiểu đường nào là hạ gluco đường huyết ( hypoglycaemia ), trong đó đường ở trong máu sụt giảm đến mức thấp bất thường. Hạ gluco đường huyết thường là do mất cân bằng giữa thực phẩm được dùng và liều lượng insulin. Rối loạn này thường gặp hơn ở những người tiểu đường tupe 1 nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những người bị tiểu đường tupe 2 có dùng thuốc sulfonylurea hay insulin. Nếu không được điều trị, hạ gluco đường huyết có thể dẫn đến mất ý thức và động kinh.

Các biến chứng dài hạn:

Một số vấn đề gây ra mối de doạ chính cho sức khoẻ người bệnh. Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu làm giảm nguy cơ phát triển các vấn đề này, và nhận biết sớm các biến chứng cũng giúp cho việc kiểm soát được chúng dễ dàng hơn. Vì những lý do đó, tất cả người bệnh đều cần gặp bác sĩ ít nhất bốn lần trong một năm. Tiểu đường tupe 2 thường không được chẩn đoán cả năm sau khi bệnh khởi phát. Hậu quả là các biến chứng có thể là không tránh được ở thời điểm bắt đầu được chẩn đoán.

Những người bị tiểu đường có nhiều nguy cơ bị các rối loạn về tim mạch. Các mạch máu lớn có thể bị tổn thương do xơ vữa động mạch, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành và đột quỵ. Lượng cholesterol tăng cao trong máu làm tăng nhanh sự phát triển của xơ vữa động mạch thì thường gặp nhiều hơn ở những người tiểu đường. Tiểu đường cũng có liên quan với cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ khác nữa của bệnh tim mạch.

Một biến chứng dài hạn khác làm tổn thương các mạch máu nhỏ khắp cơ thể. Tổn thương các mạch máu ở vùng nhạy cảm ánh sáng của võng mạc phía sau mắt có thể gây ra bệnh võng mạc do tiểu đường. Bệnh tiểu đường cũng làm gia tăng nguy cơ gây đục thuỷ tinh thể. Những người bệnh tiểu đường cần được khám mắt hằng năm theo chương trình xét nghiệm được tổ chức.

Nếu tiểu đường ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho não, nó có thể gây tổn hại cho thần kinh. Có thể có sự mất cảm giác dần dần, bắt đầu ở bàn tay và bàn chân đôi khi lan rộng dần đến các chi. Các triệu chứng có thể gồm chóng mặt khi đứng và liệt dương ở phái nam. Mất cảm giác kết hợp với tuần hoàn máu kém làm cho chân dễ bị lở loét và hoại thư.

Tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận có thể dẫn đến suy thận mãn tính hay suy thận giai đoạn cuối. là những bệnh cần phải lọc thận máy suốt đời hay phải cấy ghép thận

Cách chẩn đoán

Trước tiên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp mẫu nước tiểu để kiểm tra mức gluco. Chẩn đoán được xác nhận bằng xét nghiệm máu để kiểm tra mức gluco cao. Nếu mức gluco ở mức giới hạn, bạn sẽ được tiếp tục làm xét nghiệm máu sau khi nhịn đói qua một đêm, Máu cũng có thể được kiểm tra để tìm hêmoglobin glycosylat, là một dạng sắc tố của hồng cầu đã bị biến đổi, nồng độ chất này trong máu tăng cao khi lượng gluco trong máu cao sau nhiều tuần hay nhiều tháng.

Cách điều trị

Mục đích việc điều trị cho bất kỳ ai bị tiểu đường là nhằm duy trì mức gluco trong máu nằm trong khoảng giới hạn bình thường mà không dao động đáng kể. Mục đích này có thể đạt được bằng các biện pháp về chế độ ăn uống và tiêm insulin, hay chế độ ăn uống và các thuốc viên để làm giảm mức độ gluco trong máu. Việc điều trị thường là suốt đời, và bạn phải có trách nhiệm trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc men hằng ngày.

THAM KHẢO >> Cao dây thìa canh – Điều trị tiểu đường hiệu quả 

Tiều đường tupe 1: Dạng tiểu đường này thường được điều trị bằng tiêm insulin. Việc điều trị chỉ bằng các thuốc uống thì kém hiệu quả. Insulin có thể được dùng dưới nhiều dạng, gồm dạng tác dụng ngắn hạn, dạng tác dụng dài hạn hay kết hợp cả hai. Thuốc men điều trị cần được tính toán thích hợp cho từng cá nhân, chúng có thể gồm việc kết hợp giữa insulin và các thuốc uống. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về nhu cầu của bạn và chỉ cho bạn cách tự tiêm insulin. Bạn cũng phải kiểm soát chế độ ăn uống của mình và theo dõi mức gluco trong máu như mô tả dưới đây. Nếu bệnh khó kiểm soát, bạn sẽ được cho dùng bơm insulin, bơm này cung cấp insulin qua một ống thông gắn dưới da.

Cách trị khỏi bệnh duy nhất của tiểu đường tupe 1 là cấy ghép tuyến tuỵ, nhưng phẫu thuật này chưa được áp dụng nhiều vì cơ thể có thể đào thải cơ quan mới và vì cần phải dùng các thuốc ức chế miễn nhiễm đời sau phẫu thuật. tuy nhiên trong một vài trường hợp, cấy ghép tuyến tuỵ được thực hiện đồng thời với cấy ghép thận. Một phương pháp đang được nghiên cứu là cấy ghép các tế bào tiết insulin đã được tách ra từ một tuyến tuỵ lành mạnh, nhưng kỹ thuật này vẫn còn đang trong thời kỳ thử nghiệm

Tiều đường tupe 2: Nhiều người bị dạng tiểu đường này có thể kiểm soát lượng gluco trong máu mình bằng việc luyện tập thân thể đều đặn và chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì trọng lượng cơ thể trong mức lý tưởng.

Bạn phải tuân theo các hướng dẫn chung về chế độ ăn uống lành mạnh và nhờ sự tư vấn từ một chuyên gia về dinh dưỡng nếu thấy cần thiết. Bạn phải cố ăn ít chất béo, sử dụng nguồn năng lượng từ các hydrat cácbon phức để giảm sự giao động mức gluco trong máu. Chế độ ăn của bạn phải có mức calo cố định. tỷ lệ giữa các protein, cácbon hydrat và chất béo phải thích hợp để giữ được cân bằng giữa việc dùng thực phẩm và thuốc men.

Bạn phải kiểm tra mức gluco trong máu thường xuyên. Nếu mức này cao hơn hay thấp hơn mức được khuyến cáo, bạn có thể cần phải thay đổi chế độ ăn uống hay điều chỉnh lượng thuốc hoặc insulin với sự góp ý của bác sĩ. Việc theo dõi bệnh chặt chẽ là rất quan trọng nếu bạn bị thêm một chứng bệnh nào khác, như bị cúm và trong những tình huống như vận động căng thẳng hay sắp ăn một bữa ăn nhiều hơn bình thường.

Khi các biện pháp ăn uống là không hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu, một hay nhiều loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định. Thường thì bạn sẽ được bắt đầu bằng các thuốc uống như sulfonylura để kích thích tuyến tuỵ sản xuất ra nhiều insulin hơn, và thuốc metformin để giúp các mô của cơ thể hấp thu gluco và là loại thuốc thường được dùng để điều trị tiểu đường cho những người thừa cân. Nếu các thuốc uống không có hiệu quả, bạn có thể cần dùng insulin tiêm.

Chú ý: Theo dõi mức gluco trong máu bạn

Bạn có thể theo dõi mức gluco trong máu bằng cách dùng một máy đo kỹ thuật số. Phương pháp sử dụng có khác nhau, tuỳ vào loại máy đo, nhưng thường là gồm việc cho một giọt máu lên trên một mẫu giấy thử đã tẩm một hoá chất có phản ứng với gluco. Việc kiểm tra mức gluco trong máu mình ít nhất 1 lần một ngày hay theo dời dặn của bác sĩ cho phép bạn theo dõi việc điều trị của mình để xem có hiệu quả không hay cần điều chỉnh.

Chung sống cùng bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường có thể có cuộc sống bình thường và họ có thể luyện tập thể dục thể thao và ăn hầu hết các loại thực phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải theo một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì được sự sung sức và giảm cân nếu cần thiết. Một lối sống lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bị phát triển các biến chứng theo thời gian gồm bệnh tim, các vấn đề về tuần hoàn máu, và suy thận.

Chế độ ăn uống lạnh mạnh.

Đối với một người bị tiểu đường, một chế độ ăn uống lành mạnh và giảm cân là đủ để duy trì mức gluco trong máu bình thường. Chế độ ăn của bạn phải nhiều các hydrat cacbon phức, như gạo hay mì và ngũ cốc, và ít chất béo, đặc biệt là các chất béo động vật.

Uống rượu và hút thuốc

Uống rượu vừa phải là an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng uống quá mức có thể làm giảm mức gluco trong máu. Ngoài ra rượu chứa nhiều calo và có thể làm tăng cân. Hút thuốc rất có hại vì nó làm tăng mạnh nguy cơ của các biến chứng dài hạn, như bệnh tim và đột quỵ.

Chăm sóc bàn chân cẩn thận

Bệnh tiểu đường có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng da và lở loét ở bàn chân, Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng việc mang giày vừa chân và thoải mái, thường xuyên đến khám bác sĩ chuyên về chân, không đi chân không và cắt móng chân cho bằng bạn phải kiểm tra và làm sạch chân hằng ngày và đến khám bác sĩ ngay nếu có chổ đau rát ở bàn chân.

Vận động và thể thao

Vận động đều đặn giúp bạn cảm thấy mạnh khoẻ hơn, làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp, và cũng có thể có ích nếu bạn cần giảm cân. Nếu bạn bị tiểu đường týp 1, bạn phải theo dõi mức gluco trong máu trước, trong và sau khi vận động để kiểm tra xem sự vận động ảnh hưởng đến nhu cầu về insulin và thực phẩm như thế nào.

Kiểm tra sức khoẻ

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn phải kiểm tra sức khoẻ 6 tháng 1 lần, kiểm tra sức khoẻ có thể tiến hành ở bệnh viện hay dưỡng đường chuyên điều trị tiểu đường. Trong đợt kiểm tra bạn sẽ được khám sức khoẻ tổng quát gồm cả đo huyết áp, đánh giá về hệ thống thần kinh và khám mắt. Một mẩu nước tiểu cũng sẽ được xét nghiệm để kiểm tra bệnh thận

Tiên lượng bệnh

Bệnh tiểu đường là một bênh không thể chữa dứt, nhưng những tiến bộ trong việc theo dõi lượng gluco trong máu kết hợp với một lối sống lành mạnh giúp cho việc kiểm soát bệnh dễ dàng hơn. Trẻ em bị tiểu đường nhanh chóng học được cách quản lý bệnh của mình và có thể tham gia các hoạt động thể thao và một có đời sống xã hội bình thường

>> XEM THÊM:  CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ  

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508