Các biến chứng của bệnh tiểu đường nghiêm trọng như thế nào ?

Các biến chứng của bệnh tiểu đường lên cơ thể của bạn thực tế còn đáng ngại hơn chuyện lượng đường trong máu cao. Sức khỏe của bạn giảm sút toàn diện và bạn phải sống bằng insulin tổng hợp mỗi ngày.  

Bài viết liên quan

Đa số chúng ta đều biết khi lượng đường cơ thể trong máu nằm ở mức cao trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến căn bệnh tiểu đường. Bệnh này xuất phát từ việc khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin của cơ thể gặp vấn đề. Insulin là một loại hoóc-môn cho phép cơ thể biến đường glucosơ thành năng lượng. Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát tốt nếu như chúng ta phát hiện ra sớm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nguy cơ cao là nó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng từ bệnh tim, đột quỵ cho đến tổn thương thận, tổn thương dây thần kinh. Và bài viết dưới đây sẽ liệt kê tất cả các biến chứng của bệnh tiểu đường.

các biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì ?

Thông thường, sau khi bạn ăn hoặc uống, cơ thể sẽ phân huỷ đường từ thức ăn và sử dụng chúng đi cung cấp năng lượng cho các tế bào bên trong cơ thể. Để hoạt động này được thực hiện, tuyến tuỵ của bạn sẽ tạo ra một loại hoóc-môn gọi là insulin, tạo điều kiện cho quá trình chuyển đường từ máu vào cho các tế bào sử dụng dưới dạng năng lượng.

Khi bạn bị bệnh tiểu đường, tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin, hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Điều này khiến cho lượng đường trong máu tăng lên trong khi các tế bào của cơ thể bạn thì bị thiếu năng lượng cần thiết. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác cho cả hệ thống các cơ quan trong cơ thể, hay còn gọi là các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Các loại bệnh tiểu đường

Những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tiểu đường lên cơ thể bạn cũng phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn đang mắc phải. Có hai loại bệnh tiểu đường chính: loại 1 và loại 2.

Bệnh tiểu đường loại 1, còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, là một rối loạn hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, phá huỷ khả năng tạo ra insulin của cơ thể. Với bệnh tiểu đường loại 1, bạn phải tiếp insulin để sống. Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 đều là trẻ em hoặc thanh niên.

Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến hiện tượng kháng insulin. Nó thường xảy ra ở nhóm “ông già bà cả”, nhưng bây giờ ngày càng có nhiều người trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đây là hậu quả của lối sống kém lành mạnh, chế độ ăn uống không kiêng khem và lười tập thể dục. Với bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy của bạn ngừng sử dụng insulin. Hiện tượng này gây ra các vấn đề với việc chuyển hoá đường từ máu vào trong các tế bào dưới dạng năng lượng. Cuối cùng, người bệnh buộc phải cần đến thuốc insulin.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng là loại bệnh tiểu đường khá phổ biến. Lượng đường trong máu đa số đều cao lên trong thai kỳ. Đương nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Bệnh này cũng thường được xử lý sau khi em bé chào đời. Bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ mà còn có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 về sau cho cả mẹ và con.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

– Hệ thống nội tiết, bài tiết và tiêu hoá bị nhiễm axit ceton

Nếu tuyến tụy của bạn sản xuất ít hoặc không có insulin – hoặc nếu cơ thể bạn không thể sử dụng nó – các hormon thay thế sẽ được sử dụng để biến chất béo thành năng lượng. Cơ chế này có thể tạo ra nồng độ chất độc ở mức cao, bao gồm axit xeton, gọi là bệnh nhiễm axit xeton – một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh tiểu đường. Các triệu chứng thường thấy là khát nước, đi tiểu nhiều và mệt mỏi.

Trong trường hợp này, hơi thở của bạn có thể có vị ngọt của đường do lượng xeton trong máu tăng cao hoặc dư thừa trong nước tiểu. Nếu không được điều trị, tình trạng ấy có thể dẫn đến mất ý thức, thậm chí tử vong.

Đồng thời, có thể gây ra chứng khó tiêu dù dạ dày của bạn hoàn toàn trống rỗng. Kết quả là, bạn cũng có nguy cơ bị buồn nôn, ói mửa, đầy hơi và ợ nóng.

Bệnh tiểu đường cũng có thể làm hỏng thận và ảnh hưởng đến khả năng lọc các chất thải từ máu. Nếu bác sĩ phát hiện hàm lượng protein trong nước tiểu tăng cao, nó có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn không hoạt động đúng cách.

– Một loạt chứng bệnh ở hệ tuần hoàn

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp, khiến cuộc sống của bạn đáng lo hơn. Khi lượng đường trong máu cao, chúng có thể góp phần hình thành các chất béo lắng xuống thành mạch máu. Theo thời gian, sẽ làm hạn chế lưu lượng máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đông cứng mạch máu. Các cơ quan y tế kiểm nghiệm được rằng bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài việc theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu, thói quen ăn uống tốt và tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và mức cholesterol cao. Bạn cũng nên cân nhắc bỏ hút thuốc nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường và hút thuốc là một sự kết hợp rất tệ, làm tăng rủi ro mắc phải các vấn đề về tim mạch và hạn chế lưu lượng máu.

các biến chứng bệnh tiểu đường

– Bệnh tật ở tứ chi

Sự thiếu máu do bệnh tiểu đường biến chứng thành bệnh tim mạch cuối cùng có thể tác động tiêu cực đến tay, chân của bạn, gây đau khi bạn di chuyển, nhất là lúc đang đi bộ. Các mạch máu bị hẹp ở chân có thể làm bạn cảm thấy chân luôn bị lạnh hoặc không cảm nhận được đồ vật nóng do thiếu cảm giác. Tình trạng này gọi là bệnh thần kinh ngoại vi, là một loại bệnh thần kinh do tiểu đường gây giảm cảm giác ở tứ chi. Nó đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến bạn không cảm nhận được thương tích hoặc nhiễm trùng ở tay, chân của mình.

Bệnh tiểu đường còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc lở loét ở bàn chân. Lưu lượng máu kém và hệ thần kinh bị tổn thương có khả năng buộc bạn phải cắt bỏ phần chân bị hoại tử. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, điều quan trọng cần làm là chăm sóc kỹ lưỡng cho bàn chân và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ đôi chân.

các biến chứng bệnh tiểu đường

– Ảnh hưởng xấu đến làn da

Do lượng đường trong máu cao, nên cơ thể bạn bị mất nước, thiếu độ ẩm và làn da bị khô và nứt là tất yếu. Không những thế, da dễ bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn tập trung giữa các ngón tay, ngón chân, háng, nách hoặc khoé miệng. Các dấu hiệu bao gồm mẩn đỏ, phồng rộp và ngứa ngáy. Nếu xuất hiện ở dưới bàn chân thì sẽ dẫn đến vết chai, sau đó có thể bị nhiễm khuẩn hoặc lở loét. Không thì bạn sẽ bị nhọt, viêm nang lông hoặc hư móng. Để phòng ngừa, sau khi tắm hoặc bơi lội, bạn cần lau khô hoàn toàn cơ thể, sau đó sử dụng tinh dầu hoặc kem dưỡng nhẹ nhàng thoa lên. Còn nếu đã mắc phải, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức để giảm rủi ro mất đi chính bàn chân của mình.

Như vậy, nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát thì chắc chắn sẽ dẫn đến biến chứng. Các biến chứng của bệnh tiểu đường có muôn hình vạn trạng, xảy đến với nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể. Đối với các bệnh lý do tiểu đường thứ phát, ngoài trị theo chủng loại bệnh, bạn còn nhất định phải kiểm soát được lượng đường trong máu.

 SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, NHIỀU NGƯỜI DÙNG 

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508