Danh Mục
- 1 Người bệnh tiểu đường nên kiêng không nên ăn gì ?
- 1.1 – Cơm từ gạo trắng
- 1.2 – Thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, carbohydrate và calo
- 1.3 – Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà
- 1.4 – Thực phẩm giàu natri
- 1.5 – Thực phẩm có đường: trái cây, rau củ có thêm đường, kẹo, bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán
- 1.6 – Đồ uống có đường: nước, nước ép trái cây, cà phê, trà, nước tăng lực và các loại đồ uống khác pha thêm đường
- 2 Những thực phẩm thường bị hiểu lầm là có hại cho người bệnh tiểu đường mà bạn không cần kiêng!
Người bệnh tiểu đường nên kiêng không nên ăn gì là vấn đề mà ai mắc phải chứng bệnh này cũng quan tâm. Nhưng vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm, chẳng hạn như cho rằng chế độ ăn kiêng đó rất hà khắc.
Bài viết liên quan
- Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì ?
- Sản Phẩm Điều trị tiểu đường, Hiệu Quả
- Các biến chứng của bệnh tiểu đường nghiêm trọng như thế nào ?
Người bệnh tiểu đường nên kiêng không nên ăn gì là một vấn đề mà hiện nay, vẫn còn khá nhiều quan niệm sai lầm. Thật ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống với bệnh tiểu đường, người bệnh không phải ăn kiêng quá nghiêm ngặt. Ngoại trừ những thực phẩm sẽ được nêu tên dưới đây, họ có thể ăn uống bất cứ thứ gì mà một người bình thường ăn. Trong điều trị tiểu đường, chỉ cần bạn kiểm soát được lượng đường trong máu. Chẳng hạn thông qua việc ăn uống, thì bạn có thể điều khiển được căn bệnh tiểu đường của mình một cách đơn giản. Và một khi đã là người bị bệnh tiểu đường, bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống nào, khi chọn sản phẩm bạn cũng cần đọc kỹ nhãn của chúng để đảm bảo thứ mình mua có rất ít hoặc không có đường, chất béo bão hòa và calo.
Người bệnh tiểu đường nên kiêng không nên ăn gì ?
– Cơm từ gạo trắng
Gần như 100% người bị bệnh tiểu đường đều biết mình phải ngưng hoàn toàn việc ăn cơm từ gạo trắng.
– Thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, carbohydrate và calo
Những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột lớn, chẳng hạn như bánh mì, mì ống, gạo và ngũ cốc, hay hàm lượng carbohydrate lớn như một số loại trái cây, sữa, sữa chua và món tráng miệng. Chúng cung cấp rất nhiều carbohydrate – nguồn năng lượng cho cơ thể.
Mỗi người đều cần một ít carbohydrate trong chế độ ăn uống của mình, nhưng khi lượng calo mà bạn nạp vào nhiều hơn lượng calo mà cơ thể bạn có thể đốt cháy. Tức khi ăn quá nhiều thức ăn chứa tinh bột hay calo, thì bạn sẽ tăng cân so với mức trọng lượng khoẻ mạnh và mức đường trong máu sẽ vượt quá phạm vi an toàn.
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà
Bao gồm: bơ, thịt đỏ, pho-mát, sữa nguyên chất và chất béo chuyển hoá: dầu thực vật, thức ăn nhẹ, thức ăn nhan.
Mặc dù chất béo (được tìm thấy trong bơ thực vật, dầu và nước sốt xà lách) ít ảnh hưởng ngay đến lượng đường trong máu. Nhưng một bữa ăn quá béo có thể làm chậm quá trình tiêu hoá, làm cho insulin khó hoạt động, dẫn tới lượng đường trong máu cao sau bữa ăn.
Nếu là chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá còn có thể làm tăng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ nên cần giới hạn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, chất béo có hàm lượng calo rất cao, vì vậy nên hạn chế nếu bạn đang cố gắng giảm cân.
– Thực phẩm giàu natri
Một số thực phẩm giàu natri như súp đóng hộp, rau đóng hộp, thịt nguội, salad và một số loại ngũ cốc không tốt cho người bệnh tiểu đường.
Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm muối và natri ra khỏi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường nên bớt thức ăn giàu natri hay quá mặn vì họ có nhiều khả năng bị huyết áp cao – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim so với những người không mắc bệnh tiểu đường.
– Thực phẩm có đường: trái cây, rau củ có thêm đường, kẹo, bánh ngọt, bánh nướng, bánh rán
Nếu trái cây, rau củ tươi hoặc đông lạnh không vấn đề gì thì trái cây, rau củ đóng hộp, có thêm đường hoặc xi-rô lại là món ăn không lành mạnh cho người bệnh tiểu đường. Bạn không nên ăn khoai tay chiên hoặc nướng phủ bơ, đường hoặc pho-mát, cần hạn chế kẹo và các loại bánh rán, bánh ngọt và bánh nướng khác.
– Đồ uống có đường: nước, nước ép trái cây, cà phê, trà, nước tăng lực và các loại đồ uống khác pha thêm đường
Nếu bạn bị tiểu đường, việc bổ sung và giữ nước cho cơ thể rất quan trọng, nhưng tuyệt đối không được uống nước có hương vị. Nếu bạn cần thêm một chút hương vị, hãy thêm một lát chanh hoặc một chút nước cốt chanh vào cốc nước. Kể cả khi uống cà phê, trà, soda hoặc các loại đồ uống khác, bạn cũng không nên thêm đường hoặc xi-rô để tránh gia tăng calo.
Nếu bạn thích nước ép trái cây, chỉ được uống nước ép nguyên chất 100% chứ không được pha thêm đường. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh uống nước tăng lực thường xuyên.
SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, NHIỀU NGƯỜI DÙNG
Những thực phẩm thường bị hiểu lầm là có hại cho người bệnh tiểu đường mà bạn không cần kiêng!
Người mắc bệnh tiểu đường không phải lo lắng về việc ăn các thực phẩm được liệt kê bên dưới:
– Thực phẩm cung cấp chất xơ nhưng có tinh bột
Người ta đồn đại rằng thực phẩm cứ có tinh bột, ngay cả khi chúng chứa chất xơ thì không nên ăn. Thực ra, thực phẩm có tinh bột nguyên hạt và giàu chất xơ mang lại dinh dưỡng nói chung là tốt cho người bệnh tiểu đường.
– Đồ uống có cồn: bia, rượu, soda
Thật ra, rượu an toàn với hầu hết các bệnh nhân tiểu đường khi nó được tiêu thụ ở mức độ vừa phải: không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới và không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc bất cứ ai trên 65 tuổi. Những loại đồ uống có cồn nhẹ hơn rượu, như bia, soda, … Hãy nhớ rằng rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu trong khoảng 24 giờ sau khi uống, vì vậy hãy cứ uống nó trong bữa ăn, nếu bạn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu của mình.
– Thực phẩm chứa nhiều đạm
Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm cũng thường bị “mang tiếng” là có hại cho người bệnh tiểu đường. Thực ra, một số loại thực phẩm như thịt gồm cả thịt bò, hoặc thịt chế biến: xông khói, xúc xích và thịt nguội, da gà, thịt gia cầm chiên, sữa và sữa chua có đường hoặc chưa tách béo… chứa nhiều đạm đồng thời cũng có hàm lượng chất béo tương đối cao. Đó là lý do người tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ để tránh tăng cân. Số nguồn đạm còn lại như đậu, cá, hải sản, trứng (đặc biệt là lòng trắng trứng), thịt gà, thịt gia cầm nướng, sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân lạt… đều là thực phẩm lành tính trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường.
Có thể thấy, về câu hỏi người bệnh tiểu đường nên không nên ăn gì, thì có không ít loại thực phẩm cần tránh ăn được liệt kê ra. Tất nhiên, danh sách nói trên vẫn chưa thật sự đầy đủ 100%, tuỳ vào cơ địa có thể sẽ phải kiêng thêm những món khác, người bệnh có thể hỏi kỹ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của mình.
Nói vậy không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ được đụng đến đồ ngọt, thỉnh thoảng bạn sẽ có cảm giác thèm ngọt, thì hãy cứ nếm một chút, miễn là không ăn quá nhiều sau đó và luôn luôn nghiêm túc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh mà mình đã thiết lập.
Bên cạnh đó, vẫn luôn có những loại thực phẩm vừa giúp bạn “cắt đứt” cơn đói vừa an toàn cho sức khoẻ. Hãy tìm đến các loại thực phẩm lành mạnh để thay thế cho những món không tốt với người bệnh tiểu đường mà bạn lỡ yêu thích.
Cuối cùng, những loại thức ăn và đồ uống người bệnh tiểu đường nên hạn chế nói trên không chỉ có ý nghĩa đối với người bị bệnh tiểu đường, mà tất cả mọi người. Nếu tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải trong chế độ ăn uống của mình, bạn vừa đảm bảo cung cấp nhiều dinh dưỡng nhất cho cơ thể, vừa giảm thiểu tác động bất lợi đối với lượng đường trong máu, cũng sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ nói chung. Quan trọng nhất, đây là cách giảm thiểu xác suất mắc bệnh tiểu đường hiệu quả nhất ở người bình thường.
Đăng bởi: >
Bình Luận
Bình luận