Khi bé không được khỏe trong người, Bố mẹ cần làm gì ?

Bạn sẽ cảm thấy rất lo âu nếu như con bạn bị bệnh, đặc biệt là bé không thể nào giải thích được bé cảm thấy như thế nào. Lúc ấy, bạn hãy nhớ lại những dấu hiệu bạn gặp phải nếu mắc bệnh; từ đó bạn biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đồng thời bạn biết khi nào thì cần đưa bé đến bác sĩ.

>> Xem thêm: Các sản phẩm tốt cho sức khoẻ của bé bố mẹ nên tham khảo

Bé bị sốt

bé bị sốt

Nhiệt độ bình thường của cơ thể bé từ 35,5 độ C đến 37,8 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 37,8 độ C là bé bị sốt.

Nếu bé bị sốt thì bạn cần cho bé uống thuốc ngay vì khi đó bé sẽ cảm thấy khó chịu.

Đo nhiệt độ

Có 2 cách để dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể bé. Nhiệt kế thông thường, thường được đặt vào miệng bé ( loại này phù hợp với bé đã biết đi và lớn hơn nữa ) hoặc đặt nhiệt kế dưới nách của bé ( cách này tốt cho trẻ sơ sinh ); nhiệt kế cảm biến được đặt vào tai bé để đo nhiệt độ nhưng cách này không được dùng nếu như bé có vấn đề ở tai, hoặc bé hay bị đau tai.

Cách hạ số cho bé

Sốt thường đi chung với các triệu chứng run run, đau đầu và mất nước. Bệnh này thường thấy ở trẻ nhỏ và xảy ra theo từng đợt. Khi bé bị sốt thì hay có cảm giác muốn ói hoặc cảm thấy khó chịu ở cuống họng. Bạn hãy đo nhiệt độ cơ thể bé, sau đó:

  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Lấy khăn ấm lau toàn thân bé ( không được lạnh ) để hạ nhiệt cơ thể bé.
  • Dùng đắp cho bé quá nhiều chăn hay cho bé mặc nhiều quần áo quá; mặc dù bé run run như bị lạnh nhưng nếu bạn cho bé mặc nhiều quần áo thì sẽ làm tăng thân nhiệt và bé cảm thất khó chịu hơn.
  • Đừng để phòng bé quá nóng, Hãy dựa vào cảm giác của bạn khi ở trong phòng để điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thích hợp cho bé.
  • Dùng thuốc hạ nhiệt cho bé.

Bạn hãy đo lại nhiệt độ cho bé sau nửa giờ. Nếu bạn thấy nhiệt độ cơ thể bé cứ tiếp tục tăng hay bạn thấy không yên tâm thì nên gọi ngay cho bác sĩ.

Cho bé uống thuốc

Một vài bậc phụ huynh thường cho bé uống thuốc khi bé bị cảm; khi đó bạn hãy cẩn thận, nên cho bé uống đủ liều lượng, nếu không bé sẽ không chịu uống hết lượng thuốc, thì bạn nên kiên nhẫn dỗ dành bé uống hết. Bạn cũng có thể cho bé uống thuốc dễ hơn nếu như có người giúp bạn giữ bé.

Nhỏ thuốc vào miệng bé

Dùng muỗng hay ống chích để nhỏ thuốc vào miệng bé. Bạn có thể đặt bé ngồi cạnh bạn hay cho bé đứng kế bên bạn để đầu bé cao hơn so với người bé. Đồng thời bạn nên chuẩn bị sẵn thức uống ưa thích của bé để cho bé uống sau khi uống thuốc nhưng không bao giờ trộn lẫn thuốc với thức uống mà bạn không chắc sẽ gây tác dụng phụ cho bé.

Nhỏ tai

nhỏ tai

Bạn để bé ngồi hoặc đặt bé ngồi cạnh bạn cho đầu bé tựa lên đầu gối bạn. Để tai bé nghiêng về một bên va từ từ banh lỗ tai bé ra để nhỏ thuốc vào, và giữ vài giây bên trong tai bé. Cứ giữ đầu bé như thế trong khoảng 30 giây và tránh để thuốc chảy ngược lại ra ngoài,

Nhỏ mắt

Đặt đầu bé tựa lên tay bạn, thân bé xuôi theo cánh tay, tựa tay bạn vào đầu gối để giữ cho bé cố định. Sau đó, bạn từ từ nhỏ thuốc vào hốc mắt bé và khi bé mở mắt ra thì thuốc có thể lan ra khắp mắt bé. Bạn có thể nhờ người nào đó đễ giữ bé cố định tư thế, sau đó bạn nhỏ thuốc, hoặc bạn nên dùng khăn quấn người bé để tay bé không ngọ quậy.

Vết cắt hay vết xước

vết xước

Đầu tiên là bạn hãy cầm máu và ngăn ngừa không cho vết thương bị nhiễm trùng. Tốt hơn bạn nên dùng găng tay để lau rửa vết thương cho bé, còn không thì bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi lau vết thương cho bé là bạn nên thay miếng băng, gạc sạch khác. Bạn lau ngay chỗ vết thương trước, sau đó lau vùng da xung quanh để tránh vi khuẩn ở vùng bên cạnh lây sang vết thương. Sử dụng miếng băng gạc sạch để lau khô lại vết thương. Nếu  vết thuơng nhỏ, bạn có thể đắp cao thuốc lên vết thương, nhưng nếu vết thương lớn thì bạn nên băng lại bằng gạc và băng cá nhân.

Vết bầm

Khi những mạch máu nhỏ bị vỡ, máu sẽ rò rỉ lan ra những vùng lân cận tạo nên vết bầm bằng cách làm giảm sưng tấy và đẩy lùi cảm giác khó chịu của bé.

Vết bầm có thể lan rộng nhanh chóng nếu như bạn không biết cách điều trị sưng tấy. Bạn có thể dùng miếng khăn nhúng nước lạnh để đắp lên vết thương bị sưng tấy trong khoảng 5 đến 10 phút. Thỉnh thoảng vết bầm cũng xuất hiện lại trong vài ngày nếu như máu vẫn còn đọng lại dưới da của bé.

Bị chó cắn

Rửa vết thương thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Lau khô vết thương bằng khăn khô. Sau đó, dùng miếng vải sạch, hay băng gạc sạch để băng vết thương lại. Kế tiếp bạn dẫn bé đi chích ngừa, còn không bạn nên cho bé chích thuốc ngừa uốn ván.

Nếu vùng bị chó cắn vẫn còn chảy máu, thì bạn cần phải dùng miếng vải sạch hay băng gạc đã khử trùng để chấm máu vết thương, đồng thời giữ tay chân bé cố định. Nếu vết cắn rộng và sâu, hay máu vẫn cứ chảy nhiều thì bạn phải đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất ngay lập tức

Vết mèo cào

Bạn chỉ cần rửa sạch vết thương và khử trùng chỗ mèo cào cho bé.

Da bị cháy nắng

Nếu bạn đã dùng mọi cách mà da bé vẫn bị cháy nắng thì bạn nên dùng vòi hoa sen để xả nước lạnh lên chổ da bị cháy nắng. Sau đó, bạn thoa thuốc có chứa oxit kẽm để bôi lên vùng da bị cháy nắng cho bé.

Nếu vết thương bị cháy nắng quá rộng hay chỗ vết thương nổi những mọng nước thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, cơ thể bé sẽ bị thiếu nước nếu như bé chơi ngoài trời quá lâu, vì thế bạn cần cho bé uống đầy đủ lượng nước cần thiết.

Vết côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn, đầu tiên bạn nên dùng thuốc giảm đau cho bé, và tìm cách làm giảm chổ sưng tấy của bé. Thông thường người ta hay chữa vết côn trùng cắn bằng cách dùng miếng gạc sạch để đắp lên chỗ vết thương. Bạn cũng có thể dùng một ít kem để làm chỗ sưng tấy xẹp bớt và giúp bé không cảm thấy đau nữa. ( Một túi đậu bỏ tủ lạnh để cho đông là loại kem thoa tốt nhất đễ chữa vế côn trùng cắn, hoặc bạn cũng có thể dùng túi chườm đễ chữa vết côn trùng cắn ).

Bị mảnh vụn văng vào người bé

mảnh vụn kính

Nếu mảnh vụn nhô ra ngoài da của bé thì bạn có thể dễ dàng lấy ra; nhưng nếu mảnh vụn nằm dưới da và khó lấy ra thì bạn nên đưa bé đến ngay trung tâm y tế. Nếu bạn lấy mảnh vụn không khéo thì không chỉ làm đau bé mà còn khiến mảnh vụn vào sâu trong da bé.

Trường hợp mảnh vụn nhô ra ngoài, đầu tiên, bạn lấy nước lạnh rửa xung quanh chổ bị mảnh vụn cắm vào để sạch các chất dơ. Rồi bạn dùng nhíp kéo mạnh và nhanh mảnh vụn ra theo chiều của mảnh vụn cắm vào da. Ngoài ra, bạn cần sát trùng sát trùng nhíp trước khi dùng. Hơn thế nữa, bạn cần đeo găng tay trong lúc gắp mảnh vụn ra để hạn chế sự nhiễm trùng vết thuơng.

Vật lạ

Trẻ nhọ rất hiếu kỳ khi chơi đùa ngoài trời; và trẻ hay có thói quen lấy vật lạ cho vào miệng vào lỗ tai hoặc cho vào mũi.

Nếu bé nuốt vật lạ vào bụng thì bạn nên gọi ngay cho trung tâm chăm sóc sức khỏe để tư vấn cách lấy vật lạ ra khỏi bụng bé. Trong một vài trường hợp thì các vật lạ sẽ tự động ra khỏi bụng khi bé đi tiêu. Có một vài trường hợp chụp X quang để xách định vị trí của vật lạ trong ruột bé, hay dùng các biện pháp hợp lý để lấy dị vật ra khỏi bụng bé.

Nếu bé nhét vật lạ vào lỗ tai, bạn nên kiểm tra lỗ tai bé, kế tiếp bạn để đầu bé nghiêng về một bên để vật lạ rớt ra ngoài. Nếu bạn không thể lấy vật lạ ra khỏi lỗ tai bé thì bạn nên gọi ngay cho trung tâm chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, bạn đừng cố lấy vật lạ ra khỏi tai bé vì như thế sẽ làm tổn thương đến tai bé và vô tình đẩy vật lạ vào sâu bên trong trong lỗ tai.

Một vài bé rất thích nhét vật lạ vào lỗi mũi. Khi bé hắt xì hơi thì có thể đẩy vật lạ ra khỏi mũi bé. Nếu vật lạ vẫn nằm trong mũi bé thì bạn nên gọi ngay cho trung tâm chăm sóc sức khỏe.

P/S: chú ý

Hộp cứu thương cho bé

Bạn nên mua cho bé hộp cứu thương để các loại thuốc cần dùng cho bé. Bạn phải chắc chắn rằng hộp y tế phải cất giữ an toàn xa tầm tay của bé và bạn nhớ công dụng từng loại thuốc, và đóng lọ thuốc sau mỗi lần sử dụng. Nhưng dụng cụng y tế cần có trong hộp y tế cho bé gồm:

  • Nhiệt kế
  • Paracetamol ( Thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau ) và thuốc giảm đau cho bé
  • Thuốc có chứa oxit kẽm để bôi lên vết côn trùng cắn
  • Dầu bôi ngoài da mỗi khi bé bị côn trùng cắn
  • Kem kháng khuẩn
  • Đồ cắt móng tay cho bé
  • Băng sạch hay băng gạc sạch
  • Băng dính
  • Vải đã sát trùng
  • Ống tiêm và muỗng để cho bé uống thuốc

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508