Hạ đường huyết là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

hạ đường huyết

Hạ đường huyết là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị như thế nào ?, đây là những vấn đề mà những ai thường bị mệt mỏi, mờ mắt, ngái ngủ, v.v… cảm giác như cơ thể thiếu đường đặc biệt quan tâm.

Lượng đường trong máu tụt giảm bất thường là một vấn đề mang tính cấp cứu trong y tế. Vì đây không phải là một căn bệnh bẩm sinh mà là dấu hiệu của một vấn đề về sức khoẻ. Các bác sĩ nói rằng nếu ai đó gặp phải các triệu chứng hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình, phải ngay lập tức cho họ ăn uống carbohydrate dễ tiêu hóa. Còn khi họ có phản ứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bất tỉnh, buộc phải tiêm tức tốc một loại thuốc gọi là glucagon và liên hệ với các dịch vụ y tế khẩn cấp ngay lập tức. Vậy, hạ đường huyết là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Bạn sẽ được tìm hiểu qua bài viết này. Tại sao chỉ là giảm sút lượng đường trong máu nhưng lại có thể gây ra co giật, bất tỉnh, thậm chí hôn mê?

hạ đường huyết

Hạ đường huyết là gì?

Ai cũng quan tâm đến việc làm sao để điều trị được tình trạng hạ đường huyết. Nhưng mấy người hiểu rằng, muốn trả lời được câu hỏi đó, trước tiên ta phải biết hạ đường huyết là như thế nào.

Hạ đường huyết, hay lượng đường trong máu thấp, là một tình trạng tương đối nguy hiểm. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) định nghĩa hạ đường huyết là bất cứ lúc nào lượng đường trong máu của bạn thấp hơn bình thường. Điểm này có thể khác nhau đối với từng người, nhưng thường lượng đường trong máu của bạn được coi là thấp khi nó giảm xuống dưới 70 mg/dL. Việc giảm lượng đường trong máu đột ngột trong thời gian ngắn có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Mà nếu không được điều trị ngay lập tức, rất có thể phát triển sang các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Đường trong máu còn được gọi là glucose. Glucose đến từ thực phẩm và đóng vai trò như một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Carbonhydrate – thực phẩm như gạo, khoai tây, bánh mì, bánh ngô, ngũ cốc, trái cây, rau và sữa – là nguồn cung cấp glucose chính của cơ thể. Sau khi ăn, glucose được hấp thụ vào máu, và di chuyển đến các tế bào cơ thể. Một loại hormone gọi là insulin, được tạo ra trong tuyến tụy, giúp các tế bào sử dụng glucose làm năng lượng.

Nếu bạn ăn nhiều glucose hơn mức cần thiết, cơ thể bạn sẽ lưu trữ nó trong gan và cơ bắp hoặc thay đổi nó thành chất béo để nó có thể được sử dụng làm năng lượng khi cần sau này. Nhưng Không có đủ glucose, cơ thể bạn không thể thực hiện các chức năng bình thường.

Bởi lẽ não sử dụng rất nhiều năng lượng, do đó não cần phải có glucose để hoạt động. Vì não không thể lưu trữ hoặc sản xuất glucose, nên nó cần một nguồn cung cấp glucose liên tục.

Hạ đường huyết có thể xảy ra với đối tượng nào:

– Những người mắc bệnh tiểu đường do dùng thuốc làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể, dẫn tới không còn đủ glucose để duy trì lượng đường trong máu và gan.

– Những người uống quá nhiều thuốc, bỏ bữa, ăn ít hơn bình thường hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường.

Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng hạ đường huyết không phải là bệnh tự thân, mà là triệu chứng của một tình trạng sức khoẻ khác!

Nguyên nhân của hạ đường huyết

Hạ đường huyết có thể xảy ra vì một số nguyên nhân sau:

– Bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết thường là tác dụng phụ của việc điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng sử dụng insulin của cơ thể người. Bạn có thể xem insulin như là chìa khóa mở các tế bào của bạn ra để cho phép glucose đi vào cung cấp năng lượng.

Những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng nhiều phương pháp điều trị để giúp cơ thể họ sử dụng glucose trong máu. Trong số này có thuốc uống làm tăng sản xuất insulin và tiêm insulin. Nếu bạn dùng quá nhiều loại thuốc này, lượng đường trong máu của bạn có thể giảm xuống rất thấp. Hiện tượng này cũng tương tự xảy ra khi bạn dùng các loại thuốc tiểu đường khác, không phải insullin nhưng cũng khiến cơ thể giải phóng quá nhiều insullin từ tuyến tuỵ.

– Ăn không đủ bữa, đủ chất

Đôi khi người ta còn bị hạ đường huyết khi dự định ăn một bữa ăn lớn, nhưng sau cùng họ lại không ăn đủ. Bỏ bữa, ăn ít hơn bình thường hoặc ăn muộn hơn bình thường cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết. Nhất là những người bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn do nguyên nhân ở thần kinh, thì bao giờ cũng thấy rằng lượng đường trong máu của họ thấp đáng kể.

– Hoạt động thể chất quá mức

Hoạt động thể chất như tập thể dục mà quá mức (không có kế hoạch) và còn không ăn đủ cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu trong một thời gian.

– Uống rượu

Uống rượu trong khi bạn đang dùng các loại thuốc như insulin cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, đặc biệt nếu bạn chỉ uống rượu chứ không ăn gì. Là vì lúc cơ thể đang cố gắng loại bỏ rượu ra khỏi, thì việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên tồi tệ hơn do gan đang bận rộn nên ngừng giải phóng glucose dự trữ vào máu.

– Một số loại thuốc, chẳng hạn Quinine, Salicylates và Propranolol

Quinine là một loại thuốc dùng cho bệnh sốt rét, có thể kích thích cơ thể hạ đường huyết. Còn Salicylates liều cao thì được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp cũng có thể làm cho lượng đường trong máu giảm. Tình trạng hạ đường huyết cũng có thể xảy ra khi người ta dùng Propranolol khi bị tăng huyết áp (huyết áp cao).

– Một số vấn đề sức khoẻ, chẳng hạn viêm gan hoặc rối loạn thận

Viêm gan do thuốc Tây có thể gây hạ đường huyết. Và những người bị rối loạn thận có thể có vấn đề về bài tiết thuốc, dẫn đến lượng đường trong máu thấp.

– Một khối u sản xuất insulin quá mức

Một khối u trong tuyến tụy có thể khiến tuyến tụy sản xuất quá nhiều insulin.

– Rối loạn nội tiết, chẳng hạn thiếu tuyến thượng thận

Các triệu chứng của hạ đường huyết là gì?

Các triệu chứng hạ đường huyết có thể xảy ra đột ngột. Chúng bao gồm:

  • Mờ mắt
  • Tim đập loạn nhịp
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột
  • Hồi hộp đột ngột
  • Mệt mỏi không rõ lý do
  • Khẩu vị tăng lên
  • Da nhợt nhạt
  • Đau đầu
  • Đói
  • Run rẩy
  • Lo lắng
  • Cáu gắt
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi
  • Khó ngủ
  • Ngứa da, môi
  • Đầu óc trên mây, khó suy nghĩ tỉnh táo hoặc tập trung
  • Nhầm lẫn
  • Mất trật tự, gây ra những hành động phi lý, tương tự như bị nhiễm độc
  • Mất khả năng ăn hoặc uống
  • Mất ý thức, co giật, hôn mê – biến chứng khi một người xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết mà để mặc, không hành động gì

Thực tế cho thấy gần như tất cả những người bị hạ đường huyết đều trải qua các triệu chứng trên. Từ trẻ em đến người lớn. Những người bị hạ đường huyết tất nhiên không nhận thức được việc lượng đường trong máu của họ đang giảm. Nên nếu bạn có những tình trạng kể trên, lượng đường trong máu của bạn có thể giảm mà bạn không nhận ra. Và khi không được điều trị ngay lập tức, bạn có thể ngất xỉu, trải qua cơn động kinh hoặc thậm chí hôn mê.

Cũng cần lưu ý, một số trong các triệu chứng của hạ đường huyết kể trên cũng là biểu hiện khi lượng đường trong máu cao, hoặc nói cách khác tăng đường huyết. Do vậy, một khi bạn bắt đầu cảm thấy những triệu chứng này, phải kiểm tra ngay lượng đường trong máu của mình để xác nhận xem bạn có thực sự bị hạ đường huyết hay không.

Cách chữa trị hạ đường huyết

Các đợt hạ đường huyết nhẹ đến trung bình thường được kiểm soát bằng cách bổ sung glucose. Nên khi bắt đầu có triệu chứng, bệnh nhân cần kiểm tra ngay mức đường huyết. Nếu kết quả thấp, trước hết, bệnh nhân nên ăn hoặc uống thứ gì đó có 15 g carbohydrate tác dụng nhanh. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục hoặc đường huyết vẫn còn rất thấp sau 15 phút, bệnh nhân nên tiêu thụ thêm 15 gram carbohydrate nữa.

Chữa hạ đường huyết bằng các loại thuốc dân gian

Nếu bạn cảm thấy có triệu chứng hạ đường huyết thì hãy dùng một ít:

  • Bơ đậu phộng hoàn toàn tự nhiên và không thêm đường
  • 4 – 5 miếng bánh quy giòn, mặn
  • Sữa ít béo hoặc không béo
  • Nho khô
  • Táo
  • Chuối
  • Nho
  • Dứa

hạ đường huyết

  • Nước nho 100%
  • 1 muỗng xi-rô mật ong
  • Nửa cốc nước trái cây các loại hoặc soda thông thường
  • 1 muỗng đường
  • 5 – 6 miếng kẹo cứng, chẳng hạn kẹo trái cây, kẹo thạch, kẹo có hương vị.

Tất cả các loại thực phẩm được liệt kê ở trên là hoa, củ, quả tươi, khô hoặc lỏng có lượng đường tự nhiên cao hơn các loại khác, sẽ làm tăng lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Đặc biệt, các nguồn carbohydrate ở dạng lỏng như nước nho còn tác dụng rất nhanh chóng, khắc phục được tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng, phù hợp với những ai mệt mỏi đến mức gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt khi lượng đường trong máu tụt xuống chỉ số cực thấp.

Sau khi đường huyết trở lại mức bình thường tầm 1 giờ, bệnh nhân nên ăn một bữa ăn nhẹ để ngăn ngừa tình trạng khác và nên theo dõi mức đường huyết của họ.

Như một biện pháp phòng ngừa, bệnh nhân bị tiểu đường nên luôn luôn mang theo một nguồn carbohydrate tác dụng nhanh để phòng trường hợp hạ đường huyết. Điều quan trọng là bệnh nhân cần biết rằng thực phẩm giàu chất béo, như sô cô la và khoai tây chiên, không phải là lựa chọn lý tưởng để điều trị hạ đường huyết, vì chất béo làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate.

Chữa hạ đường huyết bằng thuốc Tây

Nếu mức độ đường trong máu vẫn tiếp tục thấp, bệnh nhân nên đi khám. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị các chứng hạ đường huyết nhẹ đến trung bình bằng một số loại thuốc chứa glucose. Những loại thuốc này ở dạng viên con nhộng, gel và dung dịch như:

  • Dex4 Glucose Tablets, Dex4 Glucose Gel, Dex4 Sour Berry Bits, Dex4 Liquid Blast
  • Fifty 50 Glucose Tablets
  • GlucoBurst Diabetic Drink, GlucoBurst  Glucose Gel, GlucoBurst Glucose Tablets, Glutose 45, Glutoé 15
  • Insta-Glucose Gel, v.v..

hạ đường huyết

Chữa hạ đường huyết bằng cách tiêm glucagon

Các trường hợp hạ đường huyết nặng có thể gây bất tỉnh, hôn mê, co giật và không thể nuốt, cần được điều trị bằng cách tiêm glucagon. Nhất là những bệnh nhân sử dụng insulin, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường loại 1, nên có sẵn bộ dụng cụ glucagon khẩn cấp mua theo đơn thuốc của bác sĩ.

Glucagon thường hoạt động trong vòng 5 đến 10 phút. Nếu bệnh nhân vẫn không đáp ứng sau khi dùng, người thân nên gọi cấp cứu để được đưa vào bệnh viện điều trị thêm.

Lưu ý, bệnh nhân nào có bộ dụng cụ glucagon thì nên hỏi nhà cung cấp sản phẩm hoặc các chuyên gia y tế về cách sử dụng bộ dụng cụ đúng cách. Vì bộ dụng cụ glucagon có ngày hết hạn, bệnh nhân nên kiểm tra thường xuyên ngày và thay thế cho phù hợp để được hỗ trợ kịp thời trong trường hợp hạ đường huyết khẩn cấp và nghiêm trọng.

Qua những thông tin trên, có thể khẳng định rằng chứng hạ đường huyết cực kỳ nguy hiểm. Khi hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến bất tỉnh, hôn mê và co giật. Do đó, các bác sĩ luôn nhắc nhở bệnh nhân phải nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề đường huyết.

Bệnh nhân nào bị hạ đường huyết thường xuyên hoặc nghiêm trọng được khuyến khích đến bệnh viện để được thăm khám. Quan trọng nhất, bệnh nhân phải nắm chắc các biện pháp có thể ngăn ngừa hoặc giảm các đợt hạ đường huyết và luôn sẵn sàng đương đầu với các đợt hạ đường huyết bằng nhiều phương pháp.

Cách phòng ngừa hạ đường huyết

Cuối cùng, hiểu rõ hạ đường huyết là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị chưa đủ, chúng ta vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cụ thể là:

  • Bạn cần tránh mắc phải những yếu tố có thể kích hoạt các đợt hạ đường huyết.
  • Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu trong suốt cả ngày.
  • Nếu đã mắc bệnh, cần dùng thuốc theo đúng lịch trình và sử dụng các thiết bị nhắc nhở nếu cần.
  • Cố gắng không trì hoãn hoặc bỏ bữa.
  • Sắm sẵn máy đo đường huyết để kiểm tra nồng độ glucose bất cứ lúc nào.
  • Kiểm tra nồng độ glucose thường xuyên rất quan trọng, đặc biệt đối với những người bị hạ đường huyết không nhận thức được, hoặc là trước khi lái xe.
  • Không bao giờ được bỏ qua các triệu chứng hạ đường huyết.
  • Luôn có sẵn nguồn carbohydrate dồi dào trong nhà, tại nơi làm việc, ở trường và trong xe hơi.
  • Đeo vòng đeo tay hoặc vòng cổ nhận dạng y tế để cho biết tình trạng y tế, thuốc men và dị ứng.

Ngoài ra, nếu bạn không mắc bệnh thì cũng nên giáo dục gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về chứng hạ đường huyết và những gì họ nên làm để tự cứu mình trong trường hợp đột ngột hạ đường huyết.

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508