Danh Mục
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với người tiểu đường khá khó khăn. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể ăn những món chứa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Bằng cách thay đổi công thức nấu ăn bạn có thể đáp ứng sự thèm ngọt mà không sợ đường huyết tăng cao. Sau đây là những món ăn “thân thiện” nên có trong kế hoạch ăn kiêng của người bị tiểu đường.
Sản phẩm điều trị tiểu đường hiệu quả
- Cao dây thìa canh – sản phẩm điều trị tiểu đường hiệu quả
- Tâm Hồng Phúc – Sản phẩm hỗ trợ điều trị Tiểu Đường
- Mộc Huyết Linh – Sản phẩm điều trị biến chứng Tiểu Đường
1. Sữa chua với hoa quả
Món ăn nhẹ phù hợp với người bị tiểu đường phải kể đến sự kết hợp giữa sữa chưa và hoa quả tươi. Sữa chua được biến đến với khả năng làm giảm lượng đường trong máu do chứa Probiotics chuyển hóa thực phẩm chứa đường. Bên cạnh đó, sữa chua có lượng protein cao có thể kiểm soát lượng đường huyết.
Còn trái cây là nguồn chất xơ tuyệt vời chứa các chất chống oxy hóa, làm giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương ở tế bào tuyến tụy, cơ quan tiết ra hormon giảm lượng đường trong máu. Ví dụ, 1 trái bưởi 150 g sẽ cung cấp 4 g chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn.
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì các loại trái cây được khuyến kích như là: Táo, dâu tây, chanh, mận vì chỉ số đường GI thấp. Nếu bạn kết hợp sữa chua với dâu tây thì đó là món ăn nhẹ lý tưởng không lo tăng đường huyết.
2. Thịt bò khô
Một trong những món ăn vặt thân thiện với bệnh nhân tiểu đường chính là món thịt bò khô. Tốt nhất bạn nên chọn thịt bò khô làm từ bò ăn cổ sẽ tốt hơn so với bò ăn hạt. Thịt bò khô có lượng axit béo Omega – 3 cao có khả năng duy trì đường huyết ổn định. Ngoài ra, món ăn này có lượng đạm cao nhưng carb thấp. Tuy nhiên, vì thịt bò khô có lượng natri cao nên nhớ tiêu thụ ở mức vừa phải.
3. Trứng luộc
Món trứng luộc được đánh giá là món ăn lành mạnh phù hợp với người bị tiểu đường. Mỗi quả trứng luộc cung cấp 6 gram chất đạm nhưng rất ít carb nên giữ cho lượng đường trong máu của bạn không tăng cao sau khi ăn.
Theo một nghiên cứu, có 65 người tiểu đường tham gia ăn hai quả trứng mỗi ngày liên tục trong vòng 12 tuần. Kết quả là những người này giảm đáng kể lượng đường trong máu, đặc biệt là lượng hemoglobin A1C thấp hơn, đây là cách kiểm soát đường máu dài hạn.
Ngoài ra, theo nghiên cứu năm 2015, những nam giới trung niên và cao tuổi ăn trứng luộc nhiều ít bị bệnh đái tháo đường hơn khoảng 38% so với những người ăn ít trứng. Các chuyên gia hiệp hội tiểu đường Italy khuyên các bệnh nhân tiểu đường nên ăn trứng luộc chín kỹ hoặc lòng đào hoặc chiên bằng dầu oliu nguyên chất để đảm bảo sức khỏe.
Bạn có thể ăn 1-2 quả trứng luộc mỗi khi đói hoặc thay cho bữa ăn sáng.
4. Chocolate đen
Món Chocolate đen được gọi với cái tên thân thiện là “người bạn” của bệnh nhân tiểu đường. Chocolate đen với hàm lượng 70% ca cao được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm khả năng kháng insulin của cơ thể, cải tiện ngạy insulin và glucose trong máu lúc đói.
Theo dữ liệu nghiên cứu của đại học Sydney thì Chocolate đen được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp thậm chí còn thấp hơn một số loại trái cây. Ngoài ra, sự kết hợp của hai chất polyphenol và flavanoid hoạt động như chất chống oxy hóa cũng là biện pháp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
Nếu thích đồ ngọt đặc biệt là chocolate thì tốt nhất nên chọn chocolate đen khoảng 75% cacao. Cứ ăn một ít mỗi khi thèm đồ ngọt cũng không sao.
5. Khoai lang nướng
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang với lượng vừa phải. Một củ khoai lang chứa khoảng 26 gr carbonhydrate nhưng lượng chất xơ dồi dào sẽ kiểm soát lượng đường không bị tăng đột biến. Ngoài ra, chỉ số Glycemic trong khoai lang thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường huyết ngay lập tức. Bên cạnh đó, khoai lang chứa magie, kali, vitamin C, beta carotene và chất xơ nên tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Mỗi tuần bạn có thể thưởng thức 2-4 củ khoai lang nướng ăn kèm với sữa chua.
6. Hạnh nhân
Một quả hạnh nhân có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 15 vitamin và khoáng chất, trong đó 32% lượng muối mangan được khuyên dùng, 19 % đối với magie và 17% đối với vitamin B2. Sự kết hợp giữa chất xơ, vitamin và chất béo lành mạnh sẽ ổn định lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh 20 người lớn mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ 60 gram hạnh nhân mỗi ngày trong 4 tuần đã giảm 9% lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hạnh nhân có lượng calo khá cao nên tốt nhất hãy sử dụng như món ăn nhẹ với lượng vừa phải.
7. Hạt chia
Hạt chia chứa rất nhiều chất xơ nhưng cực kỳ ít tinh bột. Vì thế, đó chính là lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường. Trong 28 g hạt chia chứa đến 11g chất xơ Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.
Bạn có thể bổ sung hạt chia vào khẩu phần ăn kiêng để no lâu hơn mà giảm lượng calo hấp thu trong bữa ăn đó.
8. Bông cải xanh
Được xếp vào hàng ít calo và tinh bột, bông cải xanh có nhiều hợp chất rất tốt cho sức khỏe đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường. Trong 92 g bông cải xanh nấu chín chỉ có 3g tinh bột đường tiêu hóa kèm theo rất nhiều Vitamin C và Mg. Các nhà khoa học chứng minh bông cải xanh làm hạ nồng độ In-su-lin và bảo vệ tế bảo khỏi sự sinh sản của các gốc tự do gây ung thư.
9. Bột yến mạch
Bột yến mạch cũng nằm trong những món ăn lý tưởng dành cho bệnh nhân đái tháo đường vào buổi sáng. Yến mạch rất giàu chất xơ nên làm chậm hấp thụ đường huyết, chống đói và dễ dàng tiêu hóa. Mỗi bát bột yến mạch nấu chín cung cấp 5,5 g protein rất giàu dinh dưỡng. Bạn có thể cho thêm đường nâu hoặc mật ong, bột quế để món ăn thêm hấp dẫn.
10. Hạt diêm mạch
Hạt diêm mạch (quinoa) có thể còn xa lạ với thị trường Việt Nam nhưng đã phổ biến trong khẩu phần ăn của cư dân Nam Mỹ từ thời Inca cổ đại. Có đến 120 biến thể hạt diêm mạch khác nhau nhưng phổ biến nhất là hạt trắng, đỏ và đen.
Bản thân hạt diêm mạch (quinoa) không chứa Gluten nên rất tốt cho những người nhạy cảm với Gluten. Khoa học đã chứng minh đây là “siêu thực phẩm” lý tưởng dành cho những người bị tiểu đường, giúp duy trì đường huyết ổn định và giảm tình trạng cholesterol cao.
Người bị tiểu đường có thể dùng hạt diêm mạch thay cho cơm trắng để giảm tiêu thụ tinh bột. Bạn cho 170 g diêm mạch sống cùng 500 ml nước đun sôi, sau đó từ từ để lửa nhỏ như nấu cơm đến khi cạn nước. Nấu diêm mạch mất khoảng 15-20 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm diêm mạch vào các món súp hay món hầm để bữa ăn đa dạng hơn.
Người thân của bạn đang sống cùng căn bệnh tiểu đường với những kiêng khem khắc khổ trong chế độ ăn uống? Hãy áp dụng 10 món ăn trên đây để giúp người bị tiểu đường ăn ngon miệng hơn mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
> XEM NGAY: CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TỐT NHẤT
Đăng bởi: Vân Anh>là người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình