Danh Mục
Đau bụng kinh là một trong những vấn đề khiến bạn gái lo lắng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị đau bụng kinh ngay sau đây nhé.
Bài viết liên quan
Đau bụng kinh là gì ?
Đau bụng kinh là tình trạng xuất hiện những cơn đau liên hồi ở phần bụng dưới, thường xuất hiện trước và trong thời kỳ hành kinh. Tùy theo mỗi người, mức độ đau bụng kinh sẽ khác nhau, có những người chỉ hơi khó chịu, nhưng cũng có những người cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, ảnh hưởng đến nhịp sinh hoạt hàng ngày. Đau bụng kinh không chỉ khiến phụ nữ mệt mỏi, lo lắng, bị ám ảnh khi thời gian hành kinh đến, mà nếu không điều trị sớm, thì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Triệu chứng đau bụng kinh thường gặp
Cơn đau thường bắt đầu trước kỳ kinh khoảng 3 ngày hoặc ngày đầu chu kỳ hành kinh và giảm dần. Cơn đau xuất hiện liên tục ở vùng bụng dưới, cơn đau âm ỉ, có thể lan qua lưng và xuống đùi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy chóng mặt, khó chịu và nôn nao ở dạ dày, phân lỏng.
Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh
Trong chu kỳ hành kinh, tử cung co bóp để thải ra chất đệm lót tử cung, gây ra các cơn co thắt. Sự co thắt tử cung nghiêm trọng dẫn đến tình trạng các mạch máu nuôi tử cung bị co lại, khiến các cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy, từ đó gây ra tình trạng đau bụng kinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh, chẳng hạn như:
- Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô phát triển bên ngoài tử cung, thường gặp ở trên ống dẫn trứng hoặc các mô xếp ở khung xương chậu.
- U xơ tử cung là tình trạng phát triển các tế bào trong thành tử cung, gây ra các cơn đau.
- Viêm vùng chậu là căn bệnh nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục nữ, gây ra đau bụng kinh.
- Hẹp cổ tử cung: Nhiều phụ nữ có cổ tử cung bị hẹp, ảnh hưởng đến dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất lên tử cung, từ đó gây ra các cơn co thắt.
Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng những người có kinh nguyệt không đều, hay bị rong kinh, hoặc những người dậy thì sớm trước 11 tuổi, những người chưa sinh con có nguy cơ đau bụng kinh nhiều hơn.
Cách điều trị đau bụng kinh
Hiện tượng đau bụng kinh thông thường chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng nếu do các tình trạng sức khỏe như lạc nội mạc tử cung hay viêm vùng chậu gây ra đau bụng kinh, thì sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán đau bụng kinh
Bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu nhiễm trùng và kiểm tra xem có bất thường nào ở cơ quan sinh sản hoặc vùng chậu hay không. Nếu nghi ngờ đau bụng kinh do rối loạn, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện siêu âm, xét nghiệm hình ảnh hoặc phẫu thuật nội soi.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là một trong những cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, chị em cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Một số loại thuốc giảm đau như iburofen, thuốc kháng viêm theo toa giúp giảm đau hiệu quả, cắt cơn nhanh, bạn nên bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ hành kinh hoặc khi xuất hiện các triệu chứng. Việc dùng thuốc giảm đau lâu có thể gây ra các tình trạng như viêm loét dạ dày, viêm gan, kéo dài thời gian chảy máu, thậm chí gây ra hội chứng không rụng trứng mặc dù vẫn có kinh nguyệt bình thường.
- Thuốc tránh thai cũng giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh hiệu quả, nhưng nếu bạn sử dụng liên tục thì sẽ gây ức chế buồng trứng, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng trong cơ thể, tuyến yên bị rối loạn, gây ra nhiều bệnh phụ khoa khác, và còn có thể gây teo buồng trứng, dẫn đến vô sinh.
- Thuốc kiểm soát nội tiết tố trong cơ thể sẽ ngăn chặn quá trình rụng trứng và giảm hiện tượng đau bụng kinh. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn và có thể bổ sung bằng cách tiêm hoặc sử dụng miếng dán, đặt vòng hay dụng cụ ngừa thai.
- Phẫu thuật: Nếu bạn bị đau bụng kinh do các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn gây ra, thì cần thực hiện phẫu thuật để giảm các triệu chứng. Tùy theo tình trạng bệnh cũng như tình trạng hôn nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bạn.
CÁC SẢN PHẨM GIẢM TĂNG CƯỜNG SINH LÝ NỮ GIỚI
Cách giảm đau bụng kinh tự nhiên
- Chườm túi nóng: Theo các nghiên cứu khoa học, chườm nóng lên bụng khoảng một tiếng đồng hồ sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Xoa dầu nóng: Việc xoa dầu nóng sẽ giúp máu lưu thông một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, thường xuyên massage vùng bụng để giúp cơ bụng không bị co thắt đột ngột, từ đó giảm đau cho cơ thể một cách hiệu quả.
- Uống nước ấm: Cơ chế hoạt động của nước ấm cũng giống như chườm túi nóng, uống nước ấm sẽ giúp cơ bụng thả lỏng, từ đó giảm hiện tượng đau bụng kinh.
- Massage: Việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp tình trạng lưu thông máu được cải thiện, giúp giảm các cơn đau một cách hiệu quả. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện đúng kỹ thuật:
- Đặt bàn tay ở giữa bụng, vẽ ra những vòng tròn lớn, sau đó ấn nhẹ vào bụng, thực hiện 20 lần.
- Đặt ngón trỏ và ngón giữa trên rốn, sau đó ấn xuống bụng. Vẽ thành hình tim, di chuyển lên trên, sang ngang và xuống dưới, kết thúc hình trái tim ở vị trí dưới rốn. Sau đó, di chuyển ngón tay lên trên, thực hiện động tác này 20 lần.
- Để bàn tay dưới xương sườn, ở sau lưng rồi ấn nhẹ và di chuyển bàn tay xuống dưới vị trí xương cụt. Thực hiện 20 lần.
- Dùng 2 tay xoa bụng dưới 20 lần.
- Xoa bóp bụng bằng nắm tay khoảng 30 giây.
- Châm cứu hoặc bấm huyệt là phương pháp được nhiều người sử dụng để giảm tình trạng đau bụng kinh.
Ở trước chu kỳ hành kinh 1 tuần, bạn nên bấm huyệt tâm âm giao để máu lưu thông dễ dàng. Tâm âm giao là huyệt ở mé trong cổ chân, tính từ điểm cao nhất của mắt cá chân khoảng 3 thốn, là điểm giao thoa của kinh Tỳ, Thận và Can. Nắm chặt 4 ngón tay cào mắt cá chân ngoài, ngón cái để vuông góc rồi bấm huyệt tâm âm giao. Đến khi có cảm giác hơi tê, thì bạn dừng lại và đổi sang chân kia.
Trong giai đoạn hành kinh, bạn bấm huyệt thập thất chùy hạ để chữa đau bụng kinh hiệu quả. Huyệt này nằm ở chỗ lõm dưới gai xương thắt lưng thứ 5, bạn có thể xác định bằng cách ấn vào gai xương cho tới khi thấy đau. Dùng ngón tay day huyệt với lực tác động mạnh, đến khi thấy đau vừa phải, sau đó ấn và xoa bóp khoảng 5 phút.
- Sử dụng gừng: Gừng có tính nóng, mà nhiệt độ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến đau bụng kinh, giúp giảm cơn đau một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần giã nát hoặc sắc gừng thành lát mỏng, sau đó đắp lên bụng dưới khoảng 5 phút. Hoặc bạn cũng có thể uống trà gừng.
- Tập thể dục: Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, việc tập thể dục đều đặn sẽ giải phóng endorphin trong cơ thể, giúp cơ thể thư giãn, giảm đau một cách hiệu quả, cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn nên chọn những bài tập thể dục phù hợp với thể trạng cơ thể như chạy bộ, tập yoga,… hãy thử tập đều đặn 3 lần một tuần, một lần ít nhất 15 phút
- Thiền không những là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả mà còn là liệu pháp tinh thần, giúp cân bằng hoocmon trong cơ thể, giảm đi các triệu chứng đau.
- Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh: Bạn có thể nằm nghiêng, co người lại hoặc nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối. Khi bạn nằm nghiêng và co người lại, sẽ làm giãn cơ vùng bụng, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn nên nằm nghiêng về phía bên phải để không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, mang đến cho bạn giấc ngủ sâu hơn.Hoặc bạn cũng có thể nằm ngửa, kê gối dưới đầu gối, giúp giảm đau lưng và đau bụng một cách rõ rệt.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng đau bụng kinh, một chế độ phù hợp sẽ giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Trà ướp hoa hồng
Trong Đông y, trà hoa hồng giúp dưỡng can thông khí, giảm triệu chứng đau bụng kinh hiệu quả, giúp da sáng mịn và hồng hào.
Uống nước sắc cây ích mẫu
Sắc cây ích mẫu với một lượng đường phù hợp, nấu uống như trà
Ngải cứu
Ngải cứu là một trong những loại cây quen thuộc, thường được dùng như một vị thuốc để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. lá ngải cứu giúp điều hòa khí huyết và lưu thông máu, bạn có thể thực hiện châm cứu hoặc chế biến các món ăn với lá ngải cứu để giảm đau bụng kinh. Sau đây là một số món ăn từ ngải cứu giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
- Trứng gà luộc với ngải cứu: Cho vào nồi nước sôi 2 quả trứng gà, 30g lá ngải cứu, và 3 lát gừng tươi. Sau khi trứng chín, lấy ra lột vỏ rồi cho vào nồi nước, nấu trong 10 phút. Sau đó, lấy trứng ra ăn và uống nước.
- Trứng gà, ngải cứu và mật ong: Sắc nhỏ một nắm ngải cứu, trộn đều với một quả trứng gà và một muỗng mật ong, cho thêm gia vị để vừa ăn rồi hấp cách thủy. Sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả cao nhất, nó không những giúp giảm đau bụng kinh mà còn thúc đẩy việc lưu thông máu trong cơ thể, điều hòa kinh nguyệt.
- Cá chép hầm với ngải cứu và đậu xanh: Hấp cách thủy cá chép, ngải cứu và đậu xanh, ăn khi còn nóng. Thực hiện hai lần mỗi tuần, để ngăn ngừa đau bụng kinh, ôn kinh bổ huyết.
- Canh ngải cứu với thịt ba chỉ: Xào 200g thịt ba chỉ với gia vị cho vừa miệng, sau đó cho một nắm ngải cứu vào xào cùng, và cho thêm vào một tô nước, để nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 10 phút nữa. Ăn nóng và nên dùng hàng ngày để giảm tình trạng đau bụng kinh.
- Trà ngải cứu: Trước chu kỳ hành kinh một tuần, nấu nước trà ngải cứu uống 3 lần trong ngày. Trong giai đoạn hành kinh, uống 2 lần một ngày. Bạn có thể cho thêm vào một ít đường để dễ uống.
Socola đen
Socola đen có chứa thành phần chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, nó sẽ giúp cơ thể thư giãn, mang đến sự vui vẻ cho bạn, giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả.
Chuối
Chuối là một loại trái cây quen thuộc cung cấp nhiều dưỡng chất cho sức khỏe, và giúp giảm đau bụng kinh một cách hiệu quả. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chuối xay socola. Ngoài việc giảm đau bụng kinh, nó còn giảm đầy hơi hoặc các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa khi bạn lỡ ăn quá mức cho phép.
Dứa
Dứa có chứa thành phần bromelain giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả đồng thời chống viêm cho cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư. Bạn có thể ép cùng với các loại trái cây khác như cam, cà rốt, táo để tạo ra những món sinh tố bổ dưỡng cho sức khỏe.
Rau củ nhiều chất xơ
Củ cải trắng, cải bó xôi hoặc cần tây là các loại rau giúp bổ sung lượng máu thiếu hụt hàng tháng cho cơ thể một cách hiệu quả. Bổ sung những thực phẩm này cho cơ thể giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, đồng thời các cơ cũng được thư giãn. Bạn có thể chế biến thành các món ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống nhé.
Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều omega3 và vitamin D, giúp giảm cơn đau hiệu quả cùng những triệu chứng khó chịu khác trong chu kỳ hành kinh. Bên cạnh đó, cá hồi cũng giảm tình trạng đầy hơi hiệu quả cho cơ thể.
Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu, giúp tinh thần thư giãn. Ly trà xanh ấm sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, đồng thời giảm đau bụng.
Các loại cây họ đậu
Trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bong ra khiến cơ thể mất đi một lượng máu. Vì thế, bạn cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt và magie cho cơ thể.
Ngoài ra, trong chu kỳ hành kinh, bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, việc này giúp tránh vi khuẩn hoặc các tác nhân có hại khác xâm nhập vào vùng kín, gây ra các bệnh viêm nhiễm. Tránh làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về đau bụng kinh, hy vọng chúng hữu ích với bạn. Nếu bạn đã áp dụng những cách giảm đau bụng kinh tự nhiên mà không hiệu quả, thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám nhằm phát hiện những nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Đăng bởi: Vân Anh>là người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình