Các nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, đèn đỏ bất thường

kinh nguyệt không đêu

Các nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, đèn đỏ bất thường bao gồm việc mang thai, ngừa thai, cho con bú, tiền mãn kinh, u xơ tuyến giáp, lạc nội mạc tử cung, thừa cân, tập thể dục quá sức, căng thẳng, sử dụng thuốc, v.v…

Bài viết liên quan

Chu kỳ kinh nguyệt của một người được tính từ ngày cuối cùng của kỳ kinh cho đến ngày bắt đầu của kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt được coi là không đều nếu nó dài hơn 38 ngày hoặc thời điểm có kinh thường xuyên thay đổi. Chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều vì nhiều nguyên nhân, từ mất cân bằng nội tiết tố cho đến các vấn đề tiềm ẩn khác, như căng thẳng thần kinh, rối loạn cảm xúc, biến đổi cân nặng, lịch sử tình dục, tập thể dục quá sức, v.v… và chỉ có các bác sĩ mới chẩn đoán được. Vậy chính xác các nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, đèn đỏ bất thường là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Mang thai

mang thai

Mang thai có thể khiến bạn mất kinh hoặc chỉ ra một vài giọt máu kinh. Nếu vừa bị kinh nguyệt không đều sau khi quan hệ tình dục, lại còn kèm theo các triệu chứng khác như: ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với mùi, vú ngứa hoặc đau, mệt mỏi. Khả năng cao là bạn đã bước vào thai kỳ. Hãy tự dùng que thử tại nhà hoặc đến bác sĩ xét nghiệm để xác định xem bạn có thật mang thai hay không.

Lưu ý, một khi bạn đã mang thai, nếu bỗng nhiên cảm thấy các cơn đau nhói ở xương chậu hoặc bụng dưới, kéo dài hơn một vài phút. Cần cẩn trọng vì có nguy cơ bạn đã mang thai ngoài tử cung hay sảy thai.

Tránh thai

Thuốc tránh thai qua đường nội tiết tố và các dụng cụ đặt vào tử cung có chứa hormone có thể gây chảy máu kinh bất thường.

Nếu như thuốc tránh thai có thể khiến máu nhỏ thành từng giọt trong ngày đèn đỏ, và tương đối nhẹ nhàng thì việc “đặt vòng” tránh thai trong tử cung sẽ gây chảy máu rất nặng nề.

Cho con bú

Prolactin là một loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ. Prolactin ức chế hormone sinh sản của bạn dẫn đến máu kinh rất ít hoặc không có kinh nguyệt trong khi bạn đang cho con bú.

Với trường hợp này, chu kỳ kinh sẽ trở lại ngay sau khi bạn ngừng cho con bú.

Tiền mãn kinh

tiền mãng kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi một người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Giai đoạn này thường bắt đầu ở độ tuổi 40, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn.

Vào thời kỳ tiền mãn kinh, các chị em có thể sẽ phải đối mặt với các dấu hiệu và triệu chứng kéo dài từ 4 đến 8 năm, bắt đầu bằng những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức estrogen biến động lên xuống trong thời gian này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dài hơn hoặc ngắn hơn.

Để nhận diện hiện tượng kinh nguyệt không đều, đèn đỏ bất thường của mình có phải là do tiền mãn kinh hay không, chị em phụ nữ cần quan sát xem cơ thể có đi kèm với một số dấu hiệu và triệu chứng như: “bốc hỏa”, đổ mồ hôi đêm, tâm tính thay đổi, khó ngủ, khô âm đạo, v.v… hay không. Nếu có, đích thị bạn đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Hội chứng buồng trứng đa nang

hội chứng buồng trứng đa nang

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu phổ biến nhất của Hội chứng buồng trứng đa nang (thường viết tắt bằng cụm từ: PCOS). Nếu bạn bị Hội chứng buồng trứng đa nang, kỳ kinh nguyệt của bạn có thể không đều hoặc bị ra máu nhiều. Tất nhiên, để chắc chắn sự bất thường của kỳ kinh nguyệt có liên quan đến Hội chứng buồng trứng đa nang, các chị em cũng cần theo dõi xem mình có bị tình trạng khô hạn, chùng nhão da ở mặt và body, rụng tóc, hói đầu, tăng cân hoặc béo phì hay không.  

Vấn đề về tuyến giáp

Một trong các nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, đèn đỏ bất thường nữa là tuyến giáp hoạt động kém (còn gọi là suy giáp) hoặc nồng độ hormone tuyến giáp cao (cường giáp). Một nghiên cứu y học cho thấy gần 50% những người kinh nguyệt thất thường cũng sẽ bị rối loạn về tuyến giáp.

Nếu bị suy giáp, thời gian kinh nguyệt sẽ dài hơn, mức độ ra máu nặng hơn, và bụng đau dữ dội hơn. Ngoài ra, cùng với kinh nguyệt không đều, bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm với không khí lạnh và tăng cân.

Nếu bị cường giáp, thời gian kinh nguyệt sẽ ngắn hơn, máu ra ít ỏi. Đồng thời, bạn cũng sẽ cảm thấy tâm trạng luôn luôn lo lắng và hồi hộp, tim đập nhanh, đột ngột sụt cân, vùng dưới cổ sưng to bất thường.  

U xơ tử cung

u xơ tử cung

U xơ là khối u cơ phát triển trong thành tử cung. Hầu hết các khối u xơ không dẫn đến ung thư và có nhiều loại kích thước: từ nhỏ như hạt táo đến to như quả bưởi.

Mặc dù không ác tính nhưng u xơ có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của các nàng rất đau đớn và thiếu máu trầm trọng. Khi nhận thấy kinh nguyệt không đều, kèm theo cơn đau hoặc khó chịu vùng chậu, thắt lưng, chân và đau rát khi quan hệ tình dục.

Hầu hết các khối u xơ không cần đặc trị, các triệu chứng của bệnh hoàn toàn kiểm soát được bằng thuốc giảm đau không kê đơn và bổ sung sắt nếu bạn bị thiếu máu.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra ở 1/10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là tình trạng các mô thường nằm trong tử cung bỗng phát triển bên ngoài tử cung.

Lạc nội mạc tử cung gây ra cảm giác đau đớn, thậm chí suy nhược cơ thể, nhất là trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, chứng bệnh này cũng khiến phụ nữ trong kỳ kinh ra máu nhiều, mỗi kỳ kinh bị kéo dài và thậm chí, ra máu xuyên suốt giữa các kỳ kinh.

Tuy nhiên, việc kinh nguyệt không đều và thất thường như trên vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận chị em đã bị lạc nội mạc tử cung. Thông thường, các bác sĩ sẽ xem xét thêm các triệu chứng lâm sàng như đau dạ dày, nhu động ruột, đau trong và sau khi giao hợp, khô hạn, v.v… Sau đó, tiến hành phẫu thuật thăm dò để chẩn đoán bệnh.

Hiện tại không có cách chữa trị cho chứng bệnh này, nhưng các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung (bao gồm kinh nguyệt rối loạn) có thể được kiểm soát bằng thuốc hoặc liệu pháp hormone.

Thừa cân

thừa cân

Béo phì vốn được biết là một trong các nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, đèn đỏ bất thường. Nghiên cứu y học cho thấy thừa cân ảnh hưởng đến mức độ hormone và insulin trong cơ thể. Do đó, nó có thể can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Không chỉ thừa cân đến mức béo phì, mà chỉ cần các nàng tăng cân nhanh cũng đã có thể gây ra bất thường kinh nguyệt. Tăng cân và kinh nguyệt không đều là những dấu hiệu phổ biến của Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và suy giáp, và cần được bác sĩ theo dõi.

Giảm cân và rối loạn ăn uống

Sụt cân quá mức hoặc nhanh chóng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn dừng lại đột ngột (tắt kinh). Vì cơ thể không tiêu thụ đủ lượng calo, nên có thể cản trở việc sản xuất các hormone cần thiết cho thời kỳ rụng trứng.

Vậy khi nào chúng ta bị coi là thiếu cân? Câu trả lời đó là khi chỉ số khối cơ thể thấp hơn 18,5. Cùng với việc tắt kinh, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và rụng tóc. Do vậy, hãy gặp bác sĩ ngay nếu người phụ nữ tắt kinh bị thiếu cân, hoặc suy cân quá mức dù không ăn kiêng, cũng như rối loạn ăn uống.

Tập thể dục quá sức

tập thể dục

Tập thể dục cường độ cao hoặc quá mức đã được chứng minh là tác động cực mạnh vào các hormone chịu trách nhiệm tạo ra kinh nguyệt.

Không quá ngạc nhiên khi các vận động viên nữ hoặc phụ nữ có tham gia tập luyện chuyên sâu các hoạt động thể chất, như các vũ công ba lê, thường bị vô kinh, bị mất, tắt hoặc ngừng kinh trước tuổi.

Trong trường hợp này, hãy thử cắt giảm cường độ tập luyện và gia tăng lượng calo cho cơ thể để khôi phục lại chu kỳ kinh của mình.

Căng thẳng

Nghiên cứu y học cũng cho thấy căng thẳng có thể can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn bằng cách tạm thời ức chế phần não kiểm soát các hormone điều chỉnh kinh nguyệt. Kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi hết căng thẳng.

Thuốc

Một số loại thuốc có thể tác động lên chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, bao gồm:

  • Sản phẩm thay thế hormone
  • Chất làm loãng máu
  • Thuốc tuyến giáp
  • Thuốc động kinh
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc hóa trị
  • Aspirin và ibuprofen

Các chị em nên nói chuyện với bác sĩ của mình về việc điều chỉnh toa thuốc.

Ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung

Ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung có thể gây ra những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, cùng với việc ra máu liên tục giữa các kỳ kinh, thậm chí ra rất nhiều máu. Ngoài ra, nếu bạn thấy trong lúc hoặc sau khi giao hợp cũng xuất huyết bất thường thì đó là dấu hiệu và triệu chứng cho thấy khả năng mắc bệnh ung thư rất cao.

Kết luận 

Tóm lại, có thể thấy kinh nguyệt không đều có thể được gây ra bởi rất nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, một khi bạn đã quan tâm đến cơ thể cũng như tính mạng của mình, thì cần nghiêm túc đến khám bác sĩ. Nhất là khi tình hình kinh nguyệt rơi vào các trường hợp: tắt kinh hơn 3 tháng nhưng không có thai, kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày, cần dùng đến hơn 1 miếng băng vệ sinh mỗi giờ, bụng đau dữ dội, các kỳ kinh cách nhau ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày, xuất huyết bất thường hoặc sốt cao. Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm y tế lần lượt: khám phụ khoa, xét nghiệm máu, siêu âm bụng, siêu âm vùng chậu, chụp CT, MRI. Chỉ có như thế, chị em mới xác định được các nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, đèn đỏ bất thường và có cách điều trị kịp thời. Đồng thời, các nàng cũng cần kết hợp với một lối sống lành mạnh, luyện tập một số kỹ thuật nhẹ nhàng như yoga, thiền, hít thở, cắt giảm lượng công việc để cơ thể bớt căng thẳng, suy nhược để giúp cho đồng hồ sinh học của cơ thể trở lại bình thường, bao gồm chu kỳ kinh nguyệt.

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508