Hôi miệng ở trẻ em Nguyên nhân & cách chữa trị

hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng ở trẻ em là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hôi miệng ở trẻ em có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến trẻ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh hôi miệng ở trẻ em.

Hôi miệng ở trẻ em là gì?

Hôi miệng ở trẻ em là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi của trẻ khi phân hủy thì gây ra mùi khó chịu.

Hôi miệng ở trẻ em gây ra những ảnh hưởng gì?

Hôi miệng ở trẻ em gây ra những mùi khó chịu khi bé thở, bé nói từ đó làm cho bé mất tự tin và đồng thời làm ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ. Nếu để tình trạng hôi miệng kéo dài có thể sẽ dẫn đến sâu răng, hỏng men răng của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hôi miệng ở trẻ em. Những nguyên nhân cơ bản như sau:

+ Thứ nhất, là do vệ sinh răng miệng kém.

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Hầu hết trẻ em chưa tự giác và chưa có nhiều ý thức về vấn đề vệ sinh răng miệng. Mặt khác, một số trẻ em chưa biết vệ sinh răng miệng đúng cách, chỉ xúc miệng hoặc đánh răng qua loa, không thường xuyên, dẫn đến thức ăn thừa vẫn còn đọng lại các khe răng, lâu ngày dẫn đến mùi khó chịu ở răng và miệng của trẻ.

+ Thứ hai, là do bé mắc bệnh về đường hô hấp

Một nguyên nhân có thể dẫn đến mùi hôi miệng ở trẻ em là do bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng hay viêm tiểu phế quản. Hay thậm chí nhiễm trùng ở họng do bé bị viêm họng hoặc viêm amidan cũng có khả năng gây ra mùi khó chịu cho trẻ.

+ Thứ ba, là do bé bị khô miệng

Các bé rất dễ mắc phải các vấn đề về hô hấp như bị ngạt mũi. Khi bị ngạt mũi bé thường thở bằng miệng, do đó sẽ dẫn đến bị khô miệng. Đồng thời khi bé thở bằng miệng, vi khuẩn có thể lọt vào trong miệng bé rồi sinh sôi, phát triển và gây ra mùi hôi khó chịu.

+ Thứ tư, là do thói quen mút tay của trẻ

Các em nhỏ thường hay có thói quen mút tay hoặc ngậm các đồ vật như đồ chơi, ti giả, đồ ngậm nướu… Khi đó vi khuẩn từ tay hoặc từ các đồ vật có cơ hội xâm nhập vào bên trong miệng trẻ và do đó là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi khó chịu trong miệng bé.

+ Thứ năm, là do không vệ sinh lưỡi

Không chỉ vệ sinh răng mà còn cần phải vệ sinh lưỡi cho trẻ. Nếu lưỡi không được vệ sinh lâu ngày cũng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ.

+ Thứ sáu, là do mùi thức ăn

Nếu bé ăn các thức ăn nhiều chất béo hay các thức ăn nhiều hành, tỏi cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng ở trẻ.

Làm gì để phòng tránh và trị chứng hôi miệng ở trẻ em?

Căn cứ vào những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ em, một số giải pháp để trị chứng hôi miệng ở trẻ em như sau:

+ Thứ nhất, vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ

Hầu hết trẻ bị hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém. Vì vậy để phòng tránh và trị chứng hôi miệng ở trẻ em thì cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ. Nếu trẻ còn bé quá chưa tự vệ sinh được thì cha mẹ cần làm giúp cho bé. Còn khi bé có thể tự làm được thì cha mẹ cần phải hướng dẫn con làm đúng cách, nhắc nhở bé để bé chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Trẻ em thường mải chơi và ngại làm nên nếu cha mẹ không nhắc nhở có thể các bé sẽ quên. Vì vậy cha mẹ cần dành thời gian chú ý, quan tâm sát sao đến trẻ đến giúp các bé phòng tránh và trị được chứng hôi miệng một cách hiệu quả.

+ Thứ hai, vệ sinh lưỡi

Lưỡi bẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng ở trẻ em. Vì vậy, không chỉ vệ sinh răng mà còn cần phải vệ sinh lưỡi sạch sẽ. Ngay từ khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh, cha mẹ đã có thể vệ sinh lưỡi cho con bằng cách dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh lưỡi cho bé bằng cách dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý thấm vào gạc và rơ lưỡi cho bé. Việc rơ lưỡi lưu ý phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương bề mặt lưỡi của trẻ.

+ Thứ tư, bảo vệ sức khỏe cho trẻ, hạn chế các bệnh về đường hô hấp

Khi trời lạnh, hanh khô, trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ, để hạn chế tình trạng ngạt mũi, viêm mũi. Như vậy sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp… Từ đó, sẽ làm giảm nguy cơ hôi miệng ở trẻ do các bệnh về đường hô hấp.

+ Thứ năm, lựa chọn thức ăn phù hợp cho trẻ

Để trị chứng hôi miệng ở trẻ do thức ăn, cha mẹ nên giảm bớt các thức ăn nhiều chất béo, các đồ ăn có mùi như đồ có nhiều hành, tỏi… Đặc biệt nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt. Bởi đồ ngọt rất dễ dẫn đến sâu răng và hôi miệng ở trẻ em. Luyện cho trẻ thói quen không kẹo bánh trước khi đi ngủ và sau khi đã đánh răng.

+ Thứ sáu, thường xuyên kiểm tra răng miệng cho bé

Cha mẹ nên kiểm tra răng miệng thường xuyên, định kỳ cho bé. Cho bé đi khám nha sĩ đúng định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề về răng miệng của trẻ nếu có.

Một số bài thuốc dân gian giúp trị chứng hôi miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị hôi miệng, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau để giảm bớt tình trạng hôi miệng ở trẻ em.

+ Thứ nhất, trị hôi miệng ở trẻ em bằng quả chanh

Sử dụng quả chanh là bài thuốc dân gian hiệu quả giúp chữa trị chứng hôi miệng ở trẻ em. Trong quả chanh có hàm lượng axit cao giúp làm sạch khoang miệng. Có thể sử dụng nước cốt chanh kết hợp với mật ong. Cũng có thể sử dụng nước chanh với muối để súc miệng hàng ngày. Sử dụng chanh sẽ giúp mang lại cho trẻ hơi thở thơm mát, dễ chịu.

+ Thứ hai, trị hôi miệng ở trẻ em bằng cách sử dụng tinh dầu tràm

Để trị chứng hôi miệng ở trẻ em bạn có thể nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng cho bé. Nhờ tính sát khuẩn cao của tinh dầu tràm mà những vi khuẩn gây mùi hôi miệng ở trẻ em sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Không chỉ vậy, tinh dầu tràm có mùi hương thơm dịu nhẹ giúp mang lại hơi thở thơm mát cho bé.

+ Thứ ba, trị hôi miệng ở trẻ em bằng cách sử dụng mật ong và bột quế

Bột quế có mùi thơm, giúp mang lại hương thơm cho khoang miệng. Sử dụng kết hợp mật ong và bột quế là bài thuốc dân gian giúp chữa trị hôi miệng ở trẻ em một cách hiệu quả. Sử dụng 2 thìa nhỏ mật ong pha với 1 thì bột quế và nước ấm, rồi cho bé súc miệng vào buổi sáng và buổi tối, chắc chắn sẽ giúp mang lại cho bé hơi thở thơm mát, hạn chế đáng kể tình trạng hôi miệng ở trẻ em.

Hôi miệng ở trẻ em là vấn đề thường hay gặp phải. Qua những chia sẻ ở trên, các bạn đã biết được những nguyên nhân, các cách phòng tránh và chữa trị chứng hôi miệng ở trẻ em. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ biết cách bảo vệ con yêu để luôn đảm bảo sức khỏe nói chung và vấn đề răng miệng nói riêng, tránh gặp phải tình trạng hôi miệng ở trẻ.


Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508