Danh Mục
- 1 Mỡ trong máu là gì?
- 2 Nguyên nhân mỡ trong máu
- 3 Triệu chứng của mỡ trong máu
- 4 Cách chẩn đoán triệu chứng mỡ trong máu
- 5 Cách chữa trị mỡ trong máu
Mỡ trong máu còn gọi là “tăng lipid máu”, ” cholesterol cao”. Dù tên gọi nào, đây vẫn là một chứng bệnh phổ biến, buộc bạn phải hiểu rõ mỡ trong máu là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị.
Nhìn chung, các bác sĩ gọi chứng mỡ trong máu bằng danh pháp “tăng lipid máu”, còn chúng ta thì thường nhắc đến bệnh này qua cái tên “cholesterol cao”. Cholesterol là một chất sáp có trong chất béo (lipid hay mỡ) trong máu của bạn. Mặc dù cơ thể bạn luôn cần cholesterol để tiếp tục xây dựng các tế bào khỏe mạnh, cholesterol nếu quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
CÁC SẢN PHẢM GIẢM MỠ MÁU HIỆU QUẢ
Mỡ trong máu là gì?
Thuật ngữ mỡ trong máu chỉ cho tình trạng xảy ra một số rối loạn dẫn đến tăng chất béo (tức lipid, hay mỡ) trong máu của bạn. Những lipid này có thể xâm nhập vào thành của các động mạch và làm tăng nguy cơ phát triển xơ cứng động mạch, có thể gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ. Bạn có thể kiểm soát một số nguyên nhân của mỡ trong máu, nhưng không phải tất cả. Mỡ trong máu có thể điều trị được, nhưng nó thường là một tình trạng suốt đời. Mục tiêu của việc giảm mỡ trong máu, tức giảm đi mức cholesterol có hại là để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các bệnh tình khác.
Nguyên nhân mỡ trong máu
– Cholesterol ( một chất sáp, là một loại chất béo (mỡ) mà cơ thể bạn tạo ra )
– Hoặc cholesterol cũng có thể sinh ra từ những gì bạn ăn. Thực phẩm có cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức cholesterol trong máu (hay mỡ trong máu) của bạn. Bao gồm các loại thực phẩm sau:
- Phô mai
- Lòng đỏ trứng
- Thực phẩm chiên và chế biến
- Kem
- Bánh ngọt
- Thịt đỏ
– Bên cạnh đó, không tập thể dục, không hoạt động thể chất có thể dẫn đến việc tăng thêm cân, từ đó làm tăng cholesterol của bạn.
– Khi bạn già đi, mức cholesterol của bạn cũng thường tăng lên.
– Tăng lipid máu có thể di truyền trong gia đình. Những người thừa hưởng tình trạng này có thể bị cholesterol rất cao. Điều đó có nghĩa là họ có nhiều khả năng bị đau tim hơn, ngay cả khi họ còn trẻ. Lưu ý, yếu tố di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng lipid máu.
– Hút thuốc
– Thừa cân
– Tiêu thụ rượu quá mức
– Sử dụng steroid
– Các rối loạn khác về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh thận và suy giáp có thể thúc đẩy tăng mỡ trong máu.
Triệu chứng của mỡ trong máu
Hầu hết những người bị mỡ trong máu không thể biết rằng họ mắc phải nó ngay từ đầu. Đó không phải là thứ bạn có thể cảm nhận được, nhưng bạn sẽ nhận thấy tác động của nó vào một ngày nào đó.
Các triệu chứng mỡ trong máu thường gặp
– Cholesterol, cùng với triglyceride và các chất béo khác, có thể tích tụ bên trong các động mạch của bạn. Điều này làm cho các mạch máu hẹp hơn và khiến máu khó đi qua hơn. Huyết áp của bạn có thể tăng lên.
– Sự tích tụ mỡ trong máu cũng có thể gây ra sự hình thành các cục máu đông. Nếu cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến tim của bạn, nó sẽ gây ra cơn đau tim. Nếu nó đi đến não của bạn, có thể gây ra đột quỵ.
– Nếu tăng lipid máu dẫn đến bệnh tim mạch vành (CHD) hoặc xơ vữa động mạch, các triệu chứng có thể xảy ra là:
- Đau thắt ngực
- Tắc nghẽn mạch máu trong não và tim
- Huyết áp cao
- Đau tim
- Đánh trống ngực
Cách chẩn đoán triệu chứng mỡ trong máu
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ mỡ trong máu của bạn thường xuyên bằng cách tiến hành một xét nghiệm máu gọi là bảng lipoprotein. Kết quả cho thấy mức độ:
- Cholesterol LDL: Cholesterol “xấu” tích tụ bên trong động mạch của bạn
- Hoặc HDL cholesterol: Cholesterol “tốt” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- Triglyceride: Một loại chất béo trong máu của bạn
- Tổng lượng cholesterol: Một sự kết hợp của ba con số trên
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra cholesterol sau mỗi 4 đến 6 năm. Bạn có thể phải nhịn ăn 9 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm.
Tổng lượng cholesterol từ 200 mg / dL trở lên nằm ngoài phạm vi bình thường. Bác sĩ sẽ xem xét những yếu tố như tuổi của bạn, bạn có hút thuốc hay không và liệu có người trong nhà nào bị vấn đề về tim để quyết định xem số xét nghiệm cụ thể của bạn có nhiều không và phải làm gì với từng xét nghiệm.
Cách chữa trị mỡ trong máu
Ngoài thuốc Tây, việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực có thể làm giảm mỡ trong máu của bạn thông qua: chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân và tập thể dục.
Chữa trị mỡ trong máu thông qua chế độ ăn uống
– Chọn thực phẩm ít chất béo chuyển hóa
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như bột yến mạch, táo, chuối, lê, mận, đậu thận (đậu Tây), đậu xanh, đậu lăng và đậu lima (đậu bơ)
– Ăn cá hai lần một tuần.
Trong cá và dầu cá có axit béo omega-3. Cá hồi, cá ngừ, cá hồi hồ, cá trích, cá mòi và các loại cá béo khác là những nguồn đặc biệt giàu omega-3. Từ lâu, các chuyên gia đã khẳng định rằng axit béo omega-3 trong cá giúp giảm nguy cơ tử vong do đau tim. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy các chất dinh dưỡng khác trong cá, hoặc sự kết hợp của các chất dinh dưỡng và axit béo omega-3, có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn khỏi tật bệnh, bao gồm mỡ trong máu.
Ngoài cá, bạn cũng có thể bổ sung axit béo omega-3 bằng cách ăn các thực phẩm khác. Ví dụ, quả óc chó, dầu canola và đậu nành là những nguồn omega-3 tốt. Tuy nhiên, trong cá bao giờ cũng giàu axit béo omega-3 hơn các thực phẩm khác.
– Hạn chế uống rượu sa đà. Điều đó có nghĩa là không quá một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ hoặc hai ly nếu bạn là đàn ông.
Chữa trị mỡ trong máu bằng thuốc Đông y (thảo dược)
Các phương pháp điều trị từ dược liệu tự nhiên thường nhằm mục đích kiểm soát mức cholesterol, hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe của tim, trong đó một số loại thảo dược đã được chứng minh rằng có thể giảm mỡ trong máu qua lâm sàng. Điển hình là:
– Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Một số nghiên cứu cho thấy Hoàng kỳ có thể mang lại lợi ích cho sức khoẻ trái tim nói chung, bao gồm cả tác động tích cực để giảm mỡ trong máu.
– Sơn tra (táo gai)
Sơn tra (táo gai) là một loại cây bụi thuộc dòng giống hoa hồng. Các loại quả, lá và hoa của nó đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về tim kể từ thời Đế chế La Mã như suy tim nhẹ, hay mỡ trong máu.
– Hạt lanh
Hạt lanh đến từ cây lanh. Cả dầu hạt lanh và hạt lanh đều chứa hàm lượng axit alpha-linolenic (ALA) cao. Đây là một axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu còn cho thấy các chế phẩm hạt lanh có thể giúp giảm cholesterol, đặc biệt là ở những người có mức cholesterol cao và phụ nữ mãn kinh.
– Tỏi
Tỏi là một loại củ ăn được, được dùng làm nguyên liệu nấu ăn và làm thuốc trong hàng ngàn năm qua. Nó có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Nó cũng có sẵn ở dạng thực phẩm chức năng, dưới dạng viên nang hoặc viên nén.
Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm huyết áp, giảm mức cholesterol trong máu và làm chậm tiến trình xơ vữa động mạch. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng tỏi tươi trong một đến ba tháng sẽ giúp giảm mức cholesterol trong máu. Còn nếu dùng chế phẩm tỏi (thực phẩm chức năng) thì không thấy có tác dụng lâu dài đối với cholesterol trong máu.
– Gạo men đỏ
Gạo men đỏ là một loại thuốc và nguyên liệu nấu ăn truyền thống của Trung Quốc. Nó được làm bằng cách nuôi cấy gạo đỏ với men.
Một số sản phẩm gạo men đỏ chứa một lượng đáng kể monacolin K. Chất này giống hệt về mặt hóa học với hoạt chất trong thuốc giảm cholesterol lovastatin. Các sản phẩm gạo men đỏ có chứa chất này có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu của bạn.
Nhưng cũng có những sản phẩm gọi là gạo men đỏ mà lại chứa ít hoặc không có monacolin K. Thậm chí còn chứa một chất gây ô nhiễm gọi là citrinin. Chất gây ô nhiễm này có thể gây suy thận. Đa số không có cách nào để bạn biết sản phẩm nào chứa monacolin K, sản phẩm nào chứa citrinin. Do đó, khó có thể nói sản phẩm nào sẽ thực sự hiệu quả hay an toàn.
– Các loại thực vật bổ sung sterol và stanol
Sterol và stanol thực vật là những chất được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau, quả hạch, hạt, ngũ cốc và các loại thực vật khác. Một số sản phẩm chức năng cũng chứa sterol hoặc stanol thực vật. Ví dụ, bạn có thể tìm thấy 2 hoạt chất này trong bơ thực vật tăng cường sức khoẻ, nước cam hoặc các sản phẩm sữa chua.
Nghiên cứu cho thấy rằng sterol và stanol thực vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng giúp ngăn chặn ruột non của bạn hấp thụ cholesterol. Điều này có thể làm giảm mức cholesterol LDL xấu trong máu của bạn.
Chữa trị mỡ trong máu bằng thay đổi thói quen sống
Từ bỏ thói quen lười tập thể dục của bạn. Đặt mục tiêu cho khoảng 30 phút vận động với cường độ vừa phải, như đi bộ nhanh, vào hầu hết các ngày trong tuần. Bạn không cần phải thực hiện tất cả các bài tập cùng một lúc. Thậm chí 10 đến 15 phút mỗi lần tập thể dục đã có thể tạo ra sự khác biệt cho sức khỏe.
Quan trọng hơn hết, ngưng hút thuốc để có một trái tim khỏe, bạn sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mỡ trong máu. Hút thuốc làm giảm mức cholesterol tốt của bạn và tăng triglyceride. Ngay cả khi bạn không bị chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu cao, thì hút thuốc vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trao đổi với bác sĩ của bạn về việc chủ động bỏ thuốc lá hoặc thử sử dụng miếng dán nicotine. Miếng dán nicotine có sẵn tại các nhà thuốc và có thể mua mà không cần toa bác sĩ. Bạn cũng có thể xin những lời khuyên hữu ích từ những người đã bỏ thuốc lá thành công.
Chữa trị mỡ trong máu bằng thuốc Tây
Đối với một số người, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống theo hướng tích cực đã có thể đủ để đưa mức cholesterol của họ trở về một phạm vi ổn định. Nhưng những người khác lại vẫn cần thêm sự giúp đỡ từ thuốc Tây. Bác sĩ chữa căn bệnh này thường
– Thuốc ngăn gan của bạn tạo ra cholesterol được gọi là Statin. Chúng là một lựa chọn phổ biến để giảm lượng cholesterol trong máu. Bao gồm: atorvastatin (Lipitor)
- Fluvastatin (Lescol XL)
- Lovastatin (Altoprev)
- Pitavastatin (Livalo)
- Pravachol
- Rosuvastatin
- Simvastatin (Zocor)
– Axit Nicotinic cũng ảnh hưởng đến cách gan của bạn tạo ra mỡ. Nó làm giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính và tăng cholesterol HDL.
– Fibrate là một loại thuốc khác tác động lên gan của bạn. Chúng làm giảm triglyceride và có thể tăng HDL, nhưng chúng không tốt cho việc giảm LDL của bạn. Như Fenofibrate (Fenoglide, Tricor, Triglide) hoặc Gemfibrozil (Lopid).
– Thuốc tiêm, như Alirocumab (Praluent) hoặc Evolocumab (Repatha).
– Niacin (Niacor)
Niacin, còn được gọi là vitamin B3, được sử dụng để giảm cholesterol. Cụ thể, niacin làm giảm cholesterol LDL và triglyceride và làm tăng cholesterol HDL “tốt”. Niacin cũng có khả triệt tiêu đáng kể đối với một yếu tố nguy cơ khác có thể gây xơ vữa động mạch là lipoprotein A.
Niacin có sẵn ở dạng thuốc Tây kê đơn và dưới dạng thực phẩm chức năng bổ sung vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã cảnh báo bệnh nhân chỉ sử dụng dạng thuốc kê đơn của niacin. Vì có tác dụng phụ, nên niacin không nên được sử dụng để giảm cholesterol mà không có sự giám sát của bác sĩ y tế có trình độ.
Niacin có thể làm tăng tác dụng của thuốc huyết áp cao hoặc gây buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc bệnh gút. Nó có thể làm nặng thêm loét dạ dày hoặc kích hoạt viêm gan và gia tăng lượng đường trong máu.
– Có một loại thuốc mới hơn ngăn chặn cholesterol mà bạn đã ăn đi vào cơ thể qua đường ruột. Thuốc này được gọi là Chất ức chế Hấp thu Cholesterol Chọn lọc như asezetimibe (Zetia).
– Resin, một loại thuốc khác, đánh lừa cơ thể bạn sử dụng hết cholesterol có mặt trong người. Resin liên kết với mật, một loại axit liên quan đến tiêu hóa, vì vậy mật không thể thực hiện được công việc của mình. Gan của bạn phải tạo ra nhiều mật hơn và vì thế, gan cần cholesterol. Điều đó để lại ít cholesterol tồn đọng trong máu của bạn. Các loại Resin thường gặp là:
- Cholestyramin (Prevalite)
- Colesevelam (WelChol)
- Colestipol (Colestid)
Nếu bác sĩ của bạn kê toa một loại thuốc để kiểm soát mỡ trong máu, bạn có thể sẽ phải dùng chúng lâu dài mới có thể kiểm soát được mức mỡ trong máu của mình.
Qua bài viết này, bạn đã có thể nắm được mỡ trong máu là gì? nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị, để biết nên dùng thuốc nào, nên ăn gì và tập thể dục thường xuyên ra sao.
CÁC SẢN PHẢM GIẢM MỠ MÁU HIỆU QUẢ
Đăng bởi: Vân Anh>là người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình