Danh Mục
- 1 Một số thông tin về bệnh tiểu đường
- 2 Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ?
- 2.1 Trái cây và rau xanh
- 2.2 Cam, quýt, bưởi, táo
- 2.3 Quả mọng nước
- 2.4 Măng cụt
- 2.5 Quả bơ
- 2.6 Trái ổi
- 2.7 Bông cải xanh (Súp lơ xanh)
- 2.8 Trái lê
- 2.9 Đậu lăng
- 2.10 Đậu Hà Lan
- 2.11 Đỗ xanh hoặc đỗ đen
- 2.12 Atiso
- 2.13 Hạt é
- 2.14 Chất đạm
- 2.15 Thịt bò
- 2.16 Cá
- 2.17 Chất béo có nguồn gốc từ thực vật
- 2.18 Bơ đậu phộng
- 2.19 Bỏng ngô
- 2.20 Cháo yến mạch
- 3 Nguyên tắc ăn uống hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc này và mách người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý nhất. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bài viết liên quan
- Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì ?
- 10 món ăn tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường
- Sản phẩm điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả ?
Một số thông tin về bệnh tiểu đường
Trước khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường nên ăn gì thì cần phải nắm được một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa insulin của tuyến tụy dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Có 2 loại tiểu đường là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.
Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bao gồm: Suy thận, các bệnh về thần kinh, tim, mắt, tai biến mạch máu não…
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyển tụy. Các yếu tố rủi ro như chế độ ăn uống không hợp lý, di truyền, thừa cân, béo phì, phụ nữ mang thai (tiểu đường thai kỳ)…
Vì vậy, ngoài việc uống thuốc điều trị, người bệnh tiểu đường nên ăn gì để giữ cho lượng đường huyết ổn định, hạn chế sự tiến triển bệnh nặng hơn?
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ?
Chế độ ăn uống phù hợp không những cải thiện được tình trạng bệnh mà còn giúp ngăn ngừa và phòng tránh được bệnh tiểu đường. Sau đây là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình:
Trái cây và rau xanh
Đây là những thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất phong phú, dồi dào. Không những vậy, trái cây và rau xanh còn chứa hàng lượng chất oxy hóa và hợp chất phytochemical cao. Các chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một số loại trái cây có thể cung cấp một lượng đường nhất định nhưng lại là loại đường chậm sẽ giúp cho lượng đường ở trong máu ổn định. Đồng thời sẽ cung cấp thể chất xơ, chất khoáng tốt cho sức khỏe người bệnh.
Cam, quýt, bưởi, táo
Các loại trái cây tươi này ít đường, có nhiều vitamin C cực kỳ tốt cho người bệnh tiểu đường.
Quả mọng nước
Những loại hoa quả mọng nước như dâu tây, mâm xôi… có vị ngọt mát, chua nhẹ, nhiều chất xơ, dưỡng chất và chất chống oxy hóa. Người bệnh tiểu đường cũng như người bệnh tim mạch nên ăn.
Măng cụt
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Măng cụt là loại trái cây giúp là giảm và điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn. Măng cụt còn giúp chống viêm và cải thiện sinh lực rất hiệu quả.
Quả bơ
Trái bơ rất giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều chất béo không bão hòa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Chính vì thế mà lượng đường trong máu sẽ không bị tăng đột ngột khi ăn quá no.
Bên cạnh đó, những chất béo có lợi này còn giúp đảo ngược tác động của kháng insulin, ngăn chặn và phòng ngừa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Trái ổi
Đây là một trong những câu trả lời người bệnh tiểu đường nên ăn gì.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh có thói quen ăn ổi sẽ có thể giúp làm giảm khả năng hấp thụ đường trong máu.
Trong quả ổi còn có nhiều vitamin C sẽ làm giảm sự tổn thương ở các tế bào mà bệnh tiểu đường gây ra.
Bông cải xanh (Súp lơ xanh)
Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin C, K axit folic và các khoáng chất khác. Bệnh nhân bị tiểu đường nên bổ sung bông cải xanh vào thực đơn ăn uống của mình.
Trái lê
Lê chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất như vitamin C, kali rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh chỉ cần chỉ cần cho ít giấm thơm lên miếng lê đã được gọt vỏ rồi ăn. Hoặc có thể thái lát mỏng, ăn cùng với salad.
Đậu lăng
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Câu trả lời là đậu lăng. Thành phần đậu lăng có chứa nhiều protein và chất xơ. Có khoảng 40% là chất xơ sẽ giúp hạ lượng đường huyết trong máu, tốt cho người bệnh.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là loại rau giàu vitamin A, C, K, chất xơ. Nghiên cứu chỉ ra rằng 1 cốc hạt đậu Hà Lan chín có chứa đến 16,3g chất xơ. Điều này cực kì tốt cho người mắc bệnh đáo thái đường.
Đỗ xanh hoặc đỗ đen
Đỗ đen, đỗ xanh hoặc các loại đậu khác đều giàu chất xơ, có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa, tim mạch và cân bằng lượng đường huyết trong máu.
Các loại đỗ còn có chứa tinh bột lợi khuẩn đường ruột, hình thành 1 loại axit béo có lợi trong việc dùng insulin hiệu quả hơn. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường sức khỏe ở các tế bào ruột.
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều các loại đỗ trong khẩu phần ăn hàng ngày, trong các món canh hoặc salad.
Atiso
Nghiên cứu chỉ ra rằng 1 hoa atiso trung bình có chứa đến 10g chất xơ. Nó còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết khác như kali, magie, axit folic và vitamin C. Những chất này có tác dụng hạ đường huyết rất hiệu quả.
Cách sử dụng hoa atiso để hỗ trợ trị tiểu đường cũng khá đơn giản. Chỉ cần ngâm atiso trong nước sôi khoảng 25 – 30 phút. Sau đó ngâm với dầu oliu là dùng được.
Lưu ý: Người bệnh cần phải cắt bỏ các lá phía dưới, tỉa gai và bỏ gốc trước khi dùng atiso.
Hạt é
Hạt é không chỉ là món ăn giúp thanh nhiệt, giải khát mà còn có công dụng hạ đường huyết trong máu vô cùng hiệu quả.
Hàm lượng chất xơ cao trong hạt é sẽ làm tăng cảm giác no, làm chậm sự thèm ăn, hấp thụ thức ăn. Đồng thời, điều tiết lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường, béo phì.
Hạt é khi ngâm vào nước sẽ nở ra (20 lần) và tiết chất dịch. Khi uống, hạt é sẽ bám vào thành dạ dày tạo thành một lớp thành trì kiểm soát tốt lượng đường gấp thụ vào cơ thể.
Như vậy, hạt é chính là câu trả lời người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Mỗi ngày người bệnh chỉ cần sử dụng 1 – 2 thìa hạt é ngâm nở ra, sau đó cho thêm đá dùng để uống.
Chất đạm
Những loại thịt nạc, thịt đỏ giàu đạm có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp sẽ giúp cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu và ngăn ngừa ung thư rất tốt.
Thịt bò
Thịt bò có chứa lượng protein dồi dào. Người bệnh tiểu đường ăn thịt bò sẽ no lâu. Khi đó sẽ quên đi cảm giác thèm ăn, lượng insulin trong cơ thể vì thế mà cũng giảm xuống.
Cá
Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu… chứa hàm lượng axit béo omega 3 cao rất tốt cho người bệnh đái tháo đường, hệ tiêu hóa và tim mạch. Đây cũng là thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm, chất béo thay thế cho thịt hiệu quả.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Bệnh nhân bị tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Cá nên được chế biến ở dạng súp, hấp, không nên chế biến bằng cách chiên rán nhiều dầu mỡ.
Chất béo có nguồn gốc từ thực vật
Thay vì sử dụng chất béo có nguồn gốc động vật, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng chất béo tự nhiên có trong dầu oliu, quả hạnh nhân, hồ đào… Đây là những chất béo tốt giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Cần chú ý: Chỉ chế biến dầu oliu ở nhiệt độ thường bởi nhiệt độ cao sẽ sinh ra nhiều chất độc có hại cho cơ thể.
Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng là giải đáp cho câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn gì. Nghiên cứu gần đây chỉ ra bơ đậu phộng có nhiều công dụng tuyệt vời, trong đó có ổn định lượng đường trong máu.
Sử dụng bơ đậu phọng trong thực đơn ăn uống sẽ giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn lâu hơn 2 tiếng. Điều này rất tốt cho những ai bị đái tháo đường.
Bơ đậu phòng còn chứa chất béo không bão hòa đơn hỗ trợ nhiều cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Người bệnh có thể chế biến bơ đậu phộng theo sở thích và khẩu vị riêng hoặc có thể kết hợp ăn với rau củ và bánh mì.
Bỏng ngô
Khoai tây chiên người bệnh tiểu đường không nên ăn. Ngược lại bỏng ngô lại là thực phẩm người tiểu đường nên ăn.
Theo các chuyên gia, bỏng ngô có chứa chất xơ, là loại cacbonhydrate làm chậm quá trình tăng đường huyết trong máu sau các bữa ăn.
Bên cạnh, bỏng ngô còn gần như không chứa chất béo, có hàm lượng calo và chỉ số đường huyết rất thấp.
Lưu ý, không nên cho bơ và muối mà có thể dùng một chút dầu oliu, thảo mộc để bỏng ngô thơm và bổ dưỡng hơn.
Cháo yến mạch
Những loại ngũ cốc nguyên chất chứa hàm lượng chất xơ beta-glucan rất lớn. Nó giúp bổ sung insulin cho người bệnh, giảm cholesterol trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh tiểu đường nên ăn cháo yến mạch mỗi ngày.
Ngoài việc người bệnh tiểu đường nên ăn gì thì cần phải kiêng:
- Các loại thực phẩm ngọt: Bánh kẹo, nước ngọt có gas, hoa quả quá ngọt…
- Tinh bột: Các thực phẩm như cơm, bún, phở… không nên ăn nhiều, cần hạn chế.
- Thức ăn có nhiều cholesterol: Nội tạng động vật, thịt mỡ, lòng đỏ trứng gà, kem, nước cốt dừa, đồ ăn nhanh, xúc xích…
- Trái cây khô, sữa và rượu bia, đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích.
Nguyên tắc ăn uống hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường
Để tránh bệnh tiến triển nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh tiểu đường nên ăn gì và cần áp dụng những nguyên tắc nào. Sau đây là những nguyên tắc trong ăn uống người bệnh nên thực hiện:
- Có chế độ ăn uống khoa học, điều độ, đúng giờ. Không nên ăn quá no hoặc để quá đói mới ăn.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế tăng lượng đường huyết sau khi ăn.
- Không nên thay đổi khối lượng các bữa ăn, thay đổi thực đơn ăn uống cho người bệnh quá nhanh.
- Chăm chỉ tập tập luyện thế dục thể thao vừa sức, phù hợp. Mỗi ngày chỉ cần dành 30 – 45 phút để tập luyện thể dục thể thao.
Trên đây là giải đáp người bệnh tiểu đường nên ăn gì, cũng như nguyên tắc ăn uống bệnh nhân nên thực hiện. Hi vọng, những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho người bệnh trong việc kiểm soát lượng đường huyết, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Ngay từ bây giờ người bệnh hãy lên thực đơn ăn uống phù hợp cho mình nhé! Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Đăng bởi: >
Bình Luận
Bình luận