Uống nấm linh chi trong khi mang thai có tốt không ?

Nấm linh chi thường được sử dụng để uống hoặc chiết xuất thành các sản phẩm dược liệu tốt cho sức khỏe. Loại nấm thần kỳ này đã trở thành một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ hàng ngàn năm qua, nhưng hiện nay vẫn còn một số lo ngại về sự an toàn của nấm linh chi đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Nếu bạn đang mang thai thì nên biết một số thông tin về liều dùng, tác dụng phụ thường gặp và rủi do có thể xảy ra khi uống nấm linh chi. Hơn nữa, để đảm bảo sức khỏe của mình và con yêu bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ thảo dược nào.

Liều lượng sử dụng nấm linh chi

Các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng 0,5-1g nấm linh chi mỗi ngày cho những người khỏe mạnh và 6-10g cho những người mắc bệnh mãn tính. Riêng trường hợp bị ngộ độc cấp tính ở gan có thể uống nhiều hơn, liều lượng tăng lên khoảng 10-15g, thậm chí là 20g mỗi ngày.Có hai cách để chế biến nấm linh chi lấy nước là nấu và hãm.

Đối với nấu, cho nấm linh chi vào nồi đổ vừa nước đun sôi từ 10-15 phút rồi chắt lấy nước đầu tiên. Sau đó đun thêm nước 2, nước 3 để các thành phần trong nấm hòa tan hết vào nước, cuối cùng trộn đều 3 lần nước để uống. Lưu ý nên sắc nấm vào buổi sáng và chỉ uống trong 1 ngày.

Còn với cách hãm, lấy nước nóng vừa sôi xong đổ vào bình chứa nấm và đậy nắp, sau khoảng 15-20 phút có thể dùng được, có thể hã lại từ 2-3 lần để đảm bảo hết chất có trong bã.

Tác dụng phụ của nấm linh chi

Theo bài viết trên trang Drugs.com, nấm linh chi rất hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ và hầu hết phản ứng là nhẹ bao gồm kích ứng da, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, nôn, chảy máu cam, đau xương và rối loạn tiêu hóa.

Một số nghiên cứu cũng nhận thấy rằng việc uống nấm linh chi còn là nguyên nhân gây khó thở, ngạt mũi, đau tức ngực. Những biểu hiện này là do cơ thể phản ứng lại với thành phần trong nấm và cần phải đưa đến gặp bác sĩ ngay. Vậy nên, trước khi quyết định dùng nấm linh chi điều quan trọng là bạn cần xác định xem mình có bị dị ứng với nó hay không để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, nổi mẩn, ngứa cũng là một trong những dị ứng thường xảy ra, lúc này cơ thể sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ, mụn trứng cá trên da đồng thời kèm theo triệu chứng đau nhức.

Lưu ý đối với bệnh tiểu đường và huyết áp thấp

Theo một trang web về giáo dục sức khỏe, những người đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường nên thận trọng khi uống nấm linh chi vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, nấm còn có khả năng làm giảm huyết áp tạm thời điều này sẽ gây nguy hiểm cho những người bị huyết áp thấp.

Những người dùng thuốc chống đông máu hoặc bị rối loạn chảy máu nên tránh sản phẩm này vì nó có tác dụng làm loãng máu.

Nấm linh chi đối với phụ nữ mang thai

Hiện nay các nghiên cứu khoa học về tác dụng của nấm linh chi đối với phụ nữ mang thai vẫn còn khá hạn chế.Chính vì vậy mà rất khó để đánh giá rủi ro và lợi ích của việc sử dụng nó. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang bầu hoặc đang cho con bú không nên dùng sản phẩm này do thiếu cơ sở đánh giá.

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508