Viêm khớp ngón tay – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp ngón tay có thể phát triển theo tuổi tác hoặc sự căng thẳng trên các khớp, và thường gây ra những hạn chế trong các hoạt động hàng ngày. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về viêm khớp ngón tay nhé.

Viêm khớp ngón tay là gì?

Viêm khớp ngón tay là hiện tượng ngón tay bị đau nhức ở bất cứ khớp nào, có thể là khớp ngón cái, khớp ngón trỏ hoặc cả bàn tay. Những cơn đau thường xuất hiện nhiều lần và tình trạng đau dữ dội hơn khi cầm nắm một vật gì đó, ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng ngày của người bệnh.

viêm khớp ngón tay

Nguyên nhân viêm khớp ngón tay

Viêm xương khớp là một bệnh thoái hóa khớp do viêm và mòn sụn (thành phần chính của khớp). Viêm xương khớp có thể phát triển mà không có lý do rõ ràng hoặc là một phản ứng với chấn thương khớp.

Viêm khớp ngón tay nguyên phát:

Sụn và dây chằng hao mòn sẽ làm bạn bị viêm khớp và tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, khiến ngón tay cử động không còn linh hoạt như trước. Mặc dù có thể khó xác định nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay nguyên phát, nhưng có một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm tuổi tác, cân nặng và di truyền. Phụ nữ và người da trắng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Viêm khớp ngón tay thứ cấp:

  • Chấn thương

chấn thương ngón tay 1

Nếu bạn bị chấn thương cũng có thể khiến cho xương ngón tay bị gãy, hoặc các sụn khớp bị tổn thương. Mặc dù chấn thương đã lành, người bệnh có thể cử động được các ngón tay nhưng vẫn có thể phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên xảy ra, điều này là do di chứng và hậu quả sau tình trạng chấn thương.

  • Thiếu hụt canxi

thiếu hụt canxi

Những phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ có nguy cơ viêm khớp ngón tay khá cao. Ở giai đoạn này, lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng, khiến người bệnh bị loãng xương. nếu xương khớp ngón tay không được chắc khỏe, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng đau khớp ngón tay và gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Khi cơ thể thiếu hụt canxi, phần xương dưới sụn sẽ có hiện tượng loang lổ, hình thành nên các gai xương, khiến người bệnh cảm thấy ngón tay bị tê, khó cử động và nhiều người có thể gặp khó khăn khi cầm nắm hoặc bị cứng khớp sau khi ngủ dậy.

  • Hội chứng ống cổ tay

Nếu cổ tay hoặc ngón tay vận động quá mức và lặp đi lặp lại 1 thao tác liên tục trong thời gian dài nhưng không được nghỉ ngơi hợp lý thì có thể gây ra tình trạng đau nhức và dẫn đến hội chứng ống cổ tay. Đây là hiện tượng thường gặp ở những người làm việc văn phòng, thường xuyên sử dụng máy vi tính. Một khi các khớp ngón tay vận động liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, và ảnh hưởng đến các dây thần kinh, khiến việc co duỗi gặp khó khăn.

 CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ KHỚP XƯƠNG, ĐAU XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ  

Triệu chứng viêm khớp ngón tay

Cảm giác: Đau quanh khớp ngón tay của bạn

Dấu hiệu có thể nhìn thấy: Sưng hoặc hạch, vùng da quanh khớp cứng hơn, sự chuyển động của tay bị hạn chế, giảm sức mạnh khi nắm một vật nào đó, khớp xương tại gốc ngón tay cái tạo ra hoặc bạn có thể nhìn thấy cục xương rất rõ ràng

viêm khớp ngón tay

Cơn đau xảy ra khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi, cơn đau không quá dữ dội. Lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy thường có hiện tượng cứng khớp.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tình trạng viêm khớp ngón tay, bạn cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra thể chất, chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu nếu cần thiết.

Lịch sử y tế: Bác sĩ sẽ muốn biết nếu bạn có các triệu chứng đau khác, hoặc nếu bạn đã trải qua bất kỳ chấn thương nào gần đây.

Khám thực thể: Bác sĩ đánh giá phạm vi chuyển động trong các khớp ngón tay bị ảnh hưởng và kiểm tra xem liệu có bất kỳ chuyển động nào gây ra hoặc làm nặng thêm cơn đau của bạn.

Xét nghiệm hình ảnh: Có thể cần chụp X-quang nếu bác sĩ cho rằng bạn có thể bị tổn thương khớp, và nó cũng hữu ích khi bạn cần phẫu thuật.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu thường không được sử dụng để chẩn đoán viêm xương khớp, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu nếu bạn có dấu hiệu của tình trạng viêm hoặc tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Cách giảm đau khi bị viêm khớp ngón tay

Sử dụng nẹp:

Việc này làm hạn chế sự di chuyển của ngón tay và cổ tay, giữ khớp ở vị trí phù hợp khi bạn thực hiện các động tác, giúp khớp được nghỉ ngơi. bạn có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc sử dụng cả ngày lẫn đêm. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mẹo dân gian:

  • Chườm đá: Quấn vài viên đá trong khăn rồi cuộn lên ngón tay bị đau trong 10 phút.
  • Nghệ và dầu oliu: trộn bột nghệ và dầu oliu theo tỉ lệ 1:2, xoa lên ngón tay bị đau, để khô lại rồi dùng nước ấm rửa sạch.
  • Giấm táo: Chỉ cần ngâm khăn vào giấm táo rồi quấn quanh tay khoảng 10 phút.
  • Thực hiện bài tập cho ngón tay: thực hiện các động tác nhiều lần và đổi tay

Uốn ngón tay:

Giơ bàn tay thẳng lên một cách thoải mái, gập ngón cái vào lòng bàn tay sao cho đầu ngón cái chạm vào phần cuối ngón út. Sau đó đưa ngón cái trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại động tác này nhiều lần.

Gập khớp tay:

Giữ bàn tay và các ngón tay áp sát thẳng vào nhau, gập khớp cuối và khớp giữa của các ngón trong khi vẫn giữ thẳng các khớp ngón tay, chuyển động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở lại tư thế bắt đầu.

Nắm bàn tay:

nắm bàn tay

Để cẳng tay, cổ tay và bàn tay nằm trên cùng một đường thẳng, ngón tay duỗi thẳng và áp sát nhau. Sau đó, gập ngón tay vào nhau thành nắm đấm hở, không nắm chặt. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa tay về tư thế ban đầu.

Vòng tay chữ C:

giữ bàn tay và các ngón tay thẳng và khép vào nhau, uốn cong các ngón tay thành hình chữ C nhẹ nhàng giống như khi cầm chai nước. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay về tư thế ban đầu.

Vòng tay chữ O:

Giơ thẳng bàn tay lên, nắm tay vào thành chữ O, bằng cách chạm ngón tay cái vào từng ngón tay.

Di chuyển ngón tay:

Đặt bàn tay lên mặt phẳng, lòng bàn tay úp xuống. Di chuyển ngón trỏ về phía ngón cái, tiếp tục thực hiện với các ngón còn lại.

Điều trị bằng tây y

Thông thường, viêm khớp ngón tay không hồi phục hoàn toàn, nhưng điều trị có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tồi tệ hơn. Cơn đau có thể được kiểm soát bằng điều trị, cải thiện khả năng vận động của bạn. Điều trị có thể bao gồm liệu pháp vật lý, sử dụng thuốc, hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và mức độ điều trị mà bạn có thể chịu đựng được.

Sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tùy theo tình trạng và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc khác nhau. Bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm như aspirin hoặc NSAID, cortisone tiêm vào khớp, hoặc sử dụng các loại thuốc bôi như Capsaicin, Icy Hot và Bengay.

viêm khớp ngón tay

Vật lý trị liệu:

Đây là phương pháp có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của khớp, người bệnh có thể thực hiện các bài tập chuyển động và củng cố cơ bắp quanh khớp để tăng khả năng chịu lực.

Phẫu thuật:

Khi sử dụng thuốc và vật lý trị liệu không mang lại sự giảm đau thỏa đáng, phẫu thuật có thể giúp ích trong việc điều trị viêm khớp ngón tay. Tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng, mà có thể có các lựa chọn phẫu thuật khác nhau:

  • Hợp nhất khớp: Xương ở khớp bị ảnh hưởng được hợp nhất lại, khớp mới này có thể chịu trọng lực mà không bị đau nhưng sẽ mất đi tính linh hoạt.
  • Định hình lại xương: Vùng xương bị đau được thay đổi vị trí để sửa chữa biến dạng.
  • Cắt xương hình thang: Xương hình thang ở khớp ngón tay được lấy ra.
  • Thay khớp: Một phần hoặc toàn bộ khớp bị ảnh hưởng được lấy ra và thay thế bằng một mô ghép lấy từ trong dây chằng.

Những phẫu thuật viêm khớp ngón tay có thể được thực hiện ngoại trú, và bạn cần bó bột hoặc đeo nẹp khoảng sáu tuần để cố định ngón tay. Khi nẹp được lấy ra, có thể bạn sẽ cần làm vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh và độ linh hoạt của ngón tay.

Cách phòng tránh

  • Giảm cường độ làm việc với máy vi tính, cần lựa chọn tư thế làm việc phù hợp.
  • Khi làm việc, cần có thời gian để bàn tay nghỉ, không làm việc liên tục trong nhiều giờ liền. Nếu phải làm việc quá nhiều bằng ngón tay, mỗi ngày nên ngâm bàn tay trong nước ấm khoảng 15 phút và massage nhẹ nhàng để giảm nguy cơ viêm khớp ngón tay.
  • Nếu bạn cảm thấy cứng khớp ngón tay vào buổi sáng hoặc trưa, ngay sau khi ngủ dậy thì hãy xoa bóp nhẹ nhàng với nước nóng hoặc gel kháng viêm nhé.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cần thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là những loại rau giàu canxi tốt cho xương khớp và giảm đau hiệu quả như bông cải xanh, cải ngọt,… Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin và omega-3 như cá hồi, cá thu, trứng,… hạn chế các loại thực phẩm như thịt chó, thịt bò, đu đủ chín,…
  • Tập thể dục thường xuyên: Chế độ luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau, tăng cường sức khỏe cũng như tăng chức năng hoạt động của các cơ, khớp bàn tay và ngón tay. Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy cẩn thận khi chơi thể thao để tránh chấn thương khớp tay.

Nếu bạn bị đái tháo đường, hãy kiểm soát lượng đường trong máu để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón tay vì mức đường huyết trong cơ thể cao sẽ ảnh hưởng đến cách sụn phản ứng với căng thẳng. Hơn nữa, bệnh đái tháo đường cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm và gây mất sụn.

Viêm khớp ngón tay là một tình trạng phổ biến, nó không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bạn. Trên đây là một số thông tin về viêm khớp ngón tay, hi vọng đây là thông tin hữu ích với bạn.

 CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ KHỚP XƯƠNG, ĐAU XƯƠNG KHỚP HIỆU QUẢ  

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508