Danh Mục
Bệnh dạ dày là tên chung cho bất kỳ tình trạng nào liên quan đến viêm, loét niêm mạc dạ dày, v.v… Cùng tìm hiểu để biết bệnh dạ dày nên kiêng gì và ăn gì để có chế độ ăn uống phù hợp khi chữa bệnh.
Bài viết liên quan
- 10 phương pháp bảo vệ dạ dày của bạn
- 7 Dấu hiệu của bệnh dạ dày và cách xử trí chúng
- 10 loại lá cây giúp chữa trị bệnh dạ dày hiệu quả
Có nhiều loại bệnh dạ dày khác nhau được gây ra bởi các nguyên nhân tương ứng. Bệnh dạ dày có thể là cấp tính (xảy ra đột ngột) hoặc mãn tính (kéo dài qua thời gian). Đối với hầu hết mọi người, bệnh dạ dày là “chuyện nhỏ” và sẽ hết rất nhanh sau khi điều trị. Tuy nhiên, vẫn có một số dạng bệnh dạ dày có thể tạo ra vết loét hoặc gây nguy cơ ung thư cao.
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với việc tiêu hóa và sức khỏe tổng quát của bạn. Những gì bạn đưa vào dạ dày có thể tạo ra sự khác biệt về sức khỏe của hệ tiêu hóa. Ví dụ, một số dạng bệnh dạ dày là do uống rượu quá thường xuyên hoặc quá nhiều trong cùng một lúc.
Không những vậy, việc ăn uống chính là cách giúp cho niêm mạc ruột nhanh lành lại và giúp cơ thể lấy lại sức. Đừng ngại việc ăn vào dễ bị đau đớn, khó chịu mà không ăn uống gì, rất có thể bạn sẽ bị mất sức, tiêu chảy. Vậy người bệnh dạ dày nên kiêng gì và ăn gì để có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh tật của mình?
Bệnh dạ dày và các nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Mỗi loại bệnh dạ dày sẽ có nguyên nhân khác nhau. Một vài điển hình trong số các nguyên nhân này bao gồm:
Đau bệnh hoặc chấn thương nặng
Những cơn bệnh hoặc chấn thương nặng có thể gây bệnh dạ dày căng thẳng cấp tính. Một chấn thương xảy ra với cơ thể của bạn (không nhất thiết là ở dạ dày) hoặc một căn bệnh ảnh hưởng lên lưu lượng máu chảy đến dạ dày, sẽ làm tăng axit trong dạ dày của bạn.
Tổn thương niêm mạc dạ dày
Tổn thương này có thể bị gây ra bởi một số căn nguyên sau đây:
– Sử dụng rượu và các loại thuốc khác nhau
– Aspirin và thuốc giảm đau như NSAIDS
– Nuốt phải một chất ăn mòn
– Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
– Phương pháp điều trị phóng xạ ở vùng bụng trên hoặc phần dưới của ngực
– Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày của bạn
Nhiễm trùng do Helicobacter pylori (H. pylori)
Vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng. H. pylori là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh dạ dày. Và nó lại càng phổ biến ở các nước kém phát triển. Nó thường bắt đầu khi bạn còn là một đứa trẻ mặc dù các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi bạn trở thành người lớn.
Bệnh tự miễn dịch
Bệnh tự miễn dịch cũng có thể góp phần dẫn tới bệnh dạ dày. Điều này có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công cả những mô khỏe mạnh trong niêm mạc dạ dày của cơ thể bạn.
Dị ứng thực phẩm
Bằng chứng cho thấy rằng ở những người bị viêm thực quản tăng bạch cầu Eosin (EoE) (một dạng rối loạn tiêu hóa) việc ăn thức ăn gây dị ứng có thể là tác nhân gây bệnh dạ dày. Điều quan trọng là bạn cần làm việc lại với bác sĩ hoặc các chuyên gia về dị ứng có chuyên môn, giấy phép hành nghề để xác định bất kỳ chứng dị ứng thực phẩm nào nếu chúng đang xảy ra.
Bệnh dạ dày nên kiêng gì và ăn gì?
Những loại đồ ăn, thức uống nên ăn khi chữa bệnh dạ dày
Có một số thực phẩm chính có thể giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày. Bao gồm:
– Thực phẩm giàu chất xơ như táo, bột yến mạch, bông cải xanh, cà rốt và đậu
Là những món khá mềm và sẽ không gây khó chịu cho đường ruột của bạn sau này.
Trong đó, táo là một nguồn pectin tốt, giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy. Nếu bạn đang phải đối mặt với một chiếc dạ dày khó chịu, hãy dùng táo nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn nhiều.
Bạn cũng chắc chắn nên có chí ít là bột yến mạch cho bữa ăn hằng ngày. Bột yến mạch chứa axit hydrofluoric và nhiều chất xơ, không chỉ an toàn cho dạ dày mà còn giúp giảm huyết áp, cholesterol và đường huyết. Đó cũng là một giải pháp ăn uống tuyệt vời cho người bị bệnh tiểu đường.
Còn về bông cải xanh, nó có chứa sulforaphane – một hợp chất cho thấy khả năng chống lại hoạt động của các vi khuẩn H.pylori.
– Thực phẩm có độ axit thấp, hoặc có tính kiềm cao hơn, như là rau củ
Các loại rau lá xanh như cải xoăn và rau chân vịt chứa rất nhiều canxi và vitamin B có ích cho người bị bệnh dạ dày. Hoặc củ cải, ớt chuông cũng là một loại rau củ có tính chất tương tự.
– Men vi sinh như kombucha, sữa chua, kim chi và dưa cải bắp
Một số nghiên cứu cho thấy các chế phẩm sinh học có thể giúp ích cho người bệnh dạ dày do Helicobacter pylori (H. pylori). H. pylori là vi khuẩn gây nhiễm trùng trong hệ thống tiêu hóa có thể dẫn đến bệnh dạ dày nói chung và loét dạ dày nói riêng.
Trong đó, hầu hết các loại sữa đều khó tiêu hóa, nhưng một khẩu phần sữa chua nguyên chất lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại, rất tốt cho người bị bệnh dạ dày. Điều quan trọng là đảm bảo bạn đã chọn một loại sữa chua được dán nhãn là có “các lợi khuẩn”. Những lợi khuẩn này sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột của bạn để có một dạ dày khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và giảm cảm giác khó chịu khi bị đầy hơi. Tốt nhất, bạn hãy chọn sữa chua nguyên chất hữu cơ.
Ngoài ra những loại thực phẩm sau cũng rất tốt cho người đang điều trị bệnh dạ dày:
– Thực phẩm ít chất béo như cá, gà và ức gà tây
– Đồ uống không có ga
– Đồ uống không có caffein như trà xanh đã khử caffein
– Các loại trái cây dùng được cho người bị bệnh dạ dày: quả việt quất, mâm xôi, dâu đen, dâu tây, anh đào
– Dầu ô liu và các loại dầu thực vật khác
– Mật ong
– Cam thảo
– Nghệ
Thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn uống của người bệnh dạ dày
Thực phẩm có nhiều chất béo có thể làm nặng thêm tình trạng viêm ở niêm mạc dạ dày. Một số thực phẩm chính cần tránh vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày là:
– Thực phẩm có tính axit như cà chua và một số loại trái cây
Cà chua cũng quá chua để nạp vào bụng những người bị bệnh dạ dày, nhất là khi bạn đang đói. Chúng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác khó chịu và gây viêm loét.
Nên tránh các loại trái cây họ cam chanh có nhiều vitamin C trong bữa ăn, vì chúng có tính axit cao. Các thực phẩm này có thể dẫn đến hiện tượng co rút hoặc viêm loét trong dạ dày của bạn, đó tất nhiên không phải là điều người bệnh dạ dày muốn.
Chuối cũng là loại trái cây không nên ăn vì có thể hơi nặng bụng, dễ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ ngay sau khi ăn.
Ngoài ra còn có quả lê, mặc dù chúng cũng có chất xơ – tốt cho người bệnh dạ dày nhưng những thành phần khác chứa trong lê lại có thể dẫn đến sự khó chịu và thậm chí là tổn thương đường ruột nếu bạn ăn chúng quá thường xuyên.
– Đồ uống có ga
Đồ uống có ga chỉ nên được tiêu thụ với số lượng nhỏ để “đỡ” thèm, chứ không bao giờ là món uống chính trong các bữa ăn. Như bạn biết, với người bị dạ dày, nước lọc, nước lọc, và nhiều nước lọc hơn nữa sẽ phục vụ bạn tốt hơn nhiều!
– Thức ăn cay
Thực phẩm cay có thể gây kích ứng và làm đau dạ dày của bạn, nhất là trong bữa sáng.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng:
– Rượu
– Cà phê
– Socola
– Nước ép hoa quả
– Thực phẩm giàu chất béo
– Thực phẩm chiên
– Thực phẩm gây dị ứng hoặc triệu chứng của bệnh dạ dày
Trường hợp bệnh dạ dày đã chuyển sang tình trạng loét thì cần ăn uống như thế nào?
Một số loại bệnh dạ dày giai đoạn cuối có thể gây loét. Nếu bạn bị loét, các loại thực phẩm mà bạn nên ăn hoặc tránh thì cũng tương tự như đối với bệnh dạ dày. Tuy nhiên, với người đã có vết loét trong dạ dày, bạn cần chắc chắn rằng mình đang nạp vào dạ dày những loại thực phẩm có đầy đủ vitamin. Một chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm đầy đủ vitamin sẽ giúp vết loét dễ lành hơn.
Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về việc loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn ngay cả khi có vẻ như nó làm giảm cơn đau loét của bạn. Bởi vì sau này, nó thực sự có thể làm cho cơn đau của bạn tồi tệ hơn.
Các phương án lựa chọn điều trị bệnh dạ dày
CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ, AN TOÀN
Bệnh dạ dày được điều trị bằng thuốc bao gồm các loại thuốc kháng axit. Đối với bệnh dạ dày do H. pylori gây ra, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Bạn cũng sẽ cần tránh dùng bất cứ thứ gì gây ra bệnh dạ dày cho bạn, như rượu, aspirin hoặc thuốc giảm đau. Lợi khuẩn bổ sung cũng có thể hữu ích trong việc kiểm soát bệnh dạ dày của bạn và ngăn ngừa các đợt tái phát trong tương lai.
Triển vọng cho việc điều trị bệnh dạ dày
Thời gian điều trị bệnh dạ dày của bạn sẽ kéo dài một khi bạn bắt đầu điều trị, tùy thuộc vào loại bệnh dạ dày, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Đại đa số là bệnh sẽ cải thiện trong một thời gian ngắn sau khi bắt đầu điều trị. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã nói chuyện với bác sĩ của mình trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc trước khi dừng hoặc bắt đầu dùng thuốc mới, bao gồm cả những loại thuốc không kê đơn.
Tóm lại, mỗi một bữa ăn đều vô cùng quan trọng đối với một ngày của người bệnh dạ dày, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn tùy thuộc vào những gì bạn ăn. Có điều là việc bệnh dạ dày nên kiêng gì và ăn gì không hề đơn giản, không phải bất cứ thứ gì bạn cũng có thể đưa vào bụng. Qua danh sách trên, tin rằng đã giúp bạn thấy rõ những món ăn nên và không nên để giữ cho mình có đầy đủ năng lượng cần thiết trong suốt cả ngày mà không khiến bệnh tình trầm trọng thêm. Ngoài ra, đối với những món ăn mới, nếu bạn chưa biết đó là thực phẩm nên hay không nên ăn, thì có thể bắt đầu bằng cách ăn một lượng nhỏ. Sau đó, tăng dần số lượng tùy thuộc vào khẩu vị và tình trạng dạ dày của bạn sau khi ăn thử.
>> XEM THÊM: CÁC SẢN PHẨM ĐIỀU TRỊ BỆNH DÀ DÀY HIỆU QUẢ
Đăng bởi: Vân Anh>là người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình