Ăn chay để giảm bệnh tiểu đường có hiệu quả hay không ?

Tiểu đường là một căn bệnh không hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng cho người bị mắc bệnh. Một trong những nguyên nhân gây bệnh đó là chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến cho cơ thể thừa cân, béo phì, tạo cơ hội cho bệnh tiểu đường phát triển. Hiện nay, nhiều người đã lựa chọn cho mình phương pháp ăn chay để giảm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc ăn chay có thật sự tốt cho người bị tiểu đường hay không thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Xem thêm

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là hiện tượng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường (trển 130mg/ dL). Khi mắc căn bệnh này, bệnh nhân thường sẽ mệt mỏi, uể oải, lúc nào cũng thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần và bị giảm cân.

Người bị tiểu đường túyp 1 thường hiếm gặp. Xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ. Người trẻ chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh. Người mắc bệnh tiểu đường túyp 1 bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất.

Người bị tiểu đường túyp 2 chiếm khoảng 90% – 95% người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới. Những bệnh nhân này cơ thể sẽ đề kháng với insulin. Cơ thể bệnh nhân vẫn sản xuất chất này nhưng không thể chuyển hóa được glucose.

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 thì ăn chay để giảm bệnh tiểu đường là chìa khóa để giúp phòng ngừa bệnh. Theo nghiên cứu, những người có chế độ ăn chay hợp lý, tuân thủ tốt và nghiêm ngặt thì nguy cơ bị tiểu đường loại 2 sẽ càng giảm thiểu.

Ăn chay để giảm bệnh tiểu đường có hiệu quả hay không ?

Đầu tiên, chúng ta cần phải phân biệt giữa ăn chay và ăn kiêng. Ăn chay là ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ăn kiêng là giảm mức độ ăn uống xuống dưới mức độ nhu cầu của bản thân. Thức ăn chay rất linh hoạt và được chia làm 5 nhóm chay:

  • Ăn chay thuần túy (ăn chay ròng): Hình thức này là người ăn chay chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
  • Ăn chay có sử dụng trứng và sữa: Đây là nhóm ăn chay không ăn thịt động vật nhưng vẫn ăn trứng, uống sữa và các sản phẩm khác làm từ trứng và sữa.
  • Ăn chay có sữa: Nhóm này có chế độ ăn chay không ăn thịt động vật, trứng. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng các thực phẩm chế biến từ sữa.
  • Ăn chay có trứng: Giống như ăn chay có sữa, những người ăn chay thuộc nhóm này không ăn thịt động vật và sữa. Nhưng họ vẫn sử dụng các thực phẩm có trứng.
  • Ăn chay bán phần: Những người ăn chay ở hình thức này sẽ kiêng ăn các loại thịt như bò, gia cầm… Thỉnh thoảng, họ mới sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tại nước Mỹ, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra 43% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã giảm được việc sử dụng thuốc điều trị khi chuyển qua chế độ ăn chay đúng cách. Các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều dẫn chứng chứng minh được ăn chay đã cải thiện tốt căn bệnh tiểu đường khi họ thực hiện nghiêm ngặt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, không làm tăng đường huyết.

Ăn chay để giảm bệnh tiểu đường cho thấy việc hạn chế hấp thu tinh bột và calo là không cần thiết vì nó vẫn đẩy mạnh quá trình giảm cân và giúp hạ nồng độ A1C của người ăn chay.

Ngoài ra, chế độ ăn chay sẽ giúp cơ thể hấp thu nhiều chất xơ, hạn chế chất béo bão hòa và không có cholesterol. Lượng chất xơ cao có trong đồ ăn chay sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, ăn ít hơn. Khi cơ thể được nạp vào 50g chất xơ mỗi ngày thì lượng đường huyết trong máu sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, việc ăn chay sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí thực phẩm hàng ngày.

Ăn chay để giảm bệnh tiểu đường phải đáp ứng những tiêu chí nào?

Khi thực hiện chế độ ăn chay, bạn không chỉ cần một thực đơn đầy đủ, giàu dinh dưỡng, phù hợp mà bạn còn phải thực hiện một chế độ ăn nghiêm ngặt để có một hiệu quả cao. Dưới đây là những tiêu chí bạn cần phải đáp ứng khi ăn chay để giảm bệnh tiểu đường:

Trong mỗi bữa ăn của bạn phải có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Chất sơ tăng cường trong mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với chế độ luyện tập thể thao khoa học để cải thiện tình trạng bệnh.

Các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, cá, thịt heo, gia cầm, các sản phẩm có liên quan đến đường sữa, trứng hoặc đồ chiên rán không nên sử dụng. Protein có trong thịt động vật, gia cầm… sẽ được thay thế bằng các loại đỗ, đậu, ngũ cốc, rau quả và thay bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu mè.

Ăn chay để giảm bệnh tiểu đường phải hạn chế tinh bột và đường. Những người mắc bệnh này hạn chế các thực phẩm, rau củ chứa tinh bột khi cơ thể không chuyển hóa được insulin. Ngoài ra, giảm lượng cơm ăn trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Người bị tiểu đường có thể sử dụng ngũ cốc, yến mạch… để tránh cơn đói và tốt cho tình trạng sức khỏe.

Thực đơn ăn chay để giảm bệnh tiểu đường có những gì ?

Người bị mắc bệnh tiểu đường có thể tham khảo thực đơn ăn chay một ngày dưới đây:

Bữa sáng

Vào bữa sáng, người bệnh nên sử dụng những loại ngũ cốc như: Yến mạch, gạo lứt,… Những loại ngũ cốc này có chỉ số đường huyết thấp, nhiều khoáng chất cần thiết và có hàm lượng omega-3 cao. Loại thực phẩm này thực sự tốt cho người bệnh có lượng đường trong máu cao. Người bệnh nên đa dạng các loại ngũ cốc trong mỗi bữa sáng.

Bữa trưa

Các loại rau củ là thực phẩm thích hợp để chế biến món chay cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể chế biến món Canh sắn dây nấu đậu đỏ. Món ăn này sẽ giúp bạn nhuận trường, hạ huyết áp, mỡ máu và kiểm soát đường huyết. Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn món này thường xuyên sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc…

Bữa tối

Thực đơn ăn chay để giảm bệnh tiểu đường cho bữa tối là các món thanh đạm, ít tinh bột như: các loại rau xanh, nấm. Đây là sự lựa chọn thích hợp cho bữa tối của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể chế biến các món như canh ngũ sắc, đậu hũ sốt nấm hương để thay đổi khẩu vị, kích thích vị giác và vô cùng dễ chế biến.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các món ăn như:

  • Thực đơn ăn chay để giảm bệnh tiểu đường là món canh khổ qua nấu đậu phụ. Với các hàm lượng dưỡng chất cao chứa trong khổ qua sẽ giúp kích thích cơ thể tăng tiết insulin. Đậu phụ là món không thể thiếu trong thực đơn của người ăn chay nói chung và người bị tiểu đường nói riêng. Đậu phụ cung cấp protein chủ yếu và dễ tiêu hóa. Món ăn này đặc biệt tốt cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Canh bí đỏ nấu đậu phụ. Hàm lượng đường thấp giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh như: Táo bón, bệnh tim mạch…
  • Canh la hán nấu củ sen, sơn dược. Món ăn này giúp cơ thể được thanh nhiệt, giảm đường huyết, thải độc, có tác dụng tốt cho người tiểu đường.
  • Canh nấm rơm nấu cà chua bi. Món canh này sẽ giúp cung cấp hàm lượng vitamin C cao để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời làm chậm quá trình hấp thu hydratcarbon và cung cấp hàm lượng vitamin C để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đây là món ăn tuyệt vời, tốt cho việc kiểm soát đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường.

Kết luận 

Bài viết trên đây chúng ta đã hiểu rõ việc ăn chay để giảm bệnh tiểu đường có mang lại hiệu quả hay không và các món chay bổ dưỡng cho người bệnh. Một thực đơn chay đúng khoa học và nghiêm ngặt sẽ cải thiện tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp người mắc bệnh tiểu đường cải thiện được tình trạng bệnh, có thật nhiều sức khỏe trong cuộc sống.

 

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508