Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không ?

Bệnh tiểu đường đã trở thành một căn bệnh phổ biến và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội hiện nay. Mỗi người nên tập thói quen khám sức khỏe định kì, có chế độ ăn uống khoa học thì mỗi người nên luyện tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, chúng ta nên kết hợp với việc luyện tập yoga để có tác dụng lên cơ thể tốt nhất. Vậy “Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không?” chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không ?

Một HLV dạy yoga người Ấn Độ đã nói: “Một vài tư thế của yoga giúp hồi phục các tế bào của tuyến tụy. Đồng thời nó giúp kích thích tiết ra insulin. Điều này đã mang lại hiệu quả và giúp ích rất lớn cho những người bị bệnh đái tháo đường”. Chính vì vậy, Yoga vận động nhằm lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp ổn định trạng thái cơ thể, giúp giảm cân. Đặc biệt, tập yoga còn mang lại hiệu quả tích cực trong kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2. Trong yoga có rất nhiều bài tập có tác dụng trong việc kích thích tuyến tụy. Những bài tập này giúp sản xuất insulin cho cơ thể để kiểm soát lượng đường trong có trong cơ thể.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu từ ĐH Plytechnic, Hồng Kông cũng chỉ ra rằng, khi bạn kiên trì luyện tập yoga thì tế bào mỡ sẽ giảm, adipokine, tiền chất trung gian của phản ứng viêm. Đây là protein tín hiệu được giải phóng bởi các mô mỡ và tăng các adipokine chống viêm ở người mắc bệnh tiểu đường.

Vậy, Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không? Câu trả lời là CÓ. Yoga không chỉ mang đến cho cơ thể con người các lợi về mặt thể chất. Yoga còn tác động đến tinh thần của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Trong cuộc sống hiện nay, những căng thẳng, áp lực là không thể tránh được. Khi tâm trạng con người bị căng thẳng sẽ làm tăng huyết áp, cân nặng và glucose. Đây chính là yếu tố làm tăng độ nguy hiểm của căn bệnh đái tháo đường. Nếu tập yoga kết hợp với thiền định thì bệnh nhân đái tháo đường sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và sự tĩnh lặng trong nội tâm, từ đó sẽ đẩy lùi được căng thẳng.

Yoga chính là chìa khóa giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái và cân bằng tâm trạng. Khi tâm trạng được ổn định, tâm trí sẽ lạc quan, đồng thời sức khỏe được cải thiện. Khi đó sẽ ổn định được glucose, kiểm soát cân nặng.  Như vậy bạn đã bước đầu chiến thắng được bệnh tiểu đường.  

Một số động tác khởi động trước khi tập yoga có lợi cho người tiểu đường

Động tác 1: Hít thở: Động tác này sẽ giúp cơ thể cung cấp năng lượng, tăng tuần hoàn máu và làm ổn định cảm xúc.

Thực hiện động tác này bằng cách: Ngồi khoanh chân cân bằng trên sàn, lưng giữ thẳng, vươn cao. Lưu ý phải thở ra và hít vào hoàn toàn bằng mũi. Khi hít vào bụng căng lên, thở ra bụng xẹp xuống từ từ. Thực hiện động tác 5-10 phút.

Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không? Câu trả lời là Có, đó là thực hiện động tác 2

Động tác 2: Khởi động cổ: Với động tác này, sẽ giúp cơ thể tăng cường sự lưu thông trong máu lên não, cổ linh hoạt hơn.

Thực hiện bằng cách: Chân vẫn giữ tư thế ngồi khoanh chân, cân bằng và thẳng lưng. Khi hít vào phải ngửa căng cổ ra sau. Khi thở ra phải cúi đầu xuống, cằm hướng ngực. Thực hiện động tác này 3 lần liên tiếp. Tiếp theo, chúng ta thực hiện động tác thứ 2 bằng cách hít vào, thở ra. Sau đó nghiêng đầu sang trái, tiếp tục ép sát tai về hướng vai. Làm tiếp theo động tác này nhưng đổi bên, nghiêng đầu sang phải. Thực hiện mỗi bên 3 lần, kéo dài 5 giây một lần.

Động tác 3: Quay vai: Động tác này sẽ làm cho các cơ vùng vai linh hoạt và thả lỏng hơn.

Thực hiện bằng cách: Ngồi khoanh chân cân bằng, lưng thẳng. 2 bàn tay đặt lên vai, khi hít vào thì quay 2 cánh tay từ trước ra sau. Chúng ta thực hiện động tác này 5 lần một, sau đó đổi chiều.

Động tác 4: Rung lắc, duỗi gập chân: Động tác này sẽ tăng cường lưu thông máu, đồng thời giúp giải tỏa tê cứng vùng chân.

Chúng ta thực hiện động tác này như sau: ngồi duỗi thẳng 2 chân về phía trước, khép sát vào nhau. Cùng lúc 2 tay chống ra sau, lưng giữ thẳng và rung lắc nhẹ 2 chân. Tiếp theo, hít vào đồng thời duỗi căng mũi chân; khi thở ra cổ chân phải gập lại, mũi chân hướng về đầu. Sau đó nhấc nhẹ gót chân lên xoay từ trái sang phải. Chúng ta triển khai động tác này 5 lần rồi đổi chiều.

Động tác 5: Nghiêng lườn phải – trái:  Đây là động tác làm tăng giãn, tăng sức mạnh cơ liên sườn.

Thực hiện: Ngồi khoanh chân, thẳng lưng. Đồng thời hít sâu và vươn 2 tay lên cao. Khi thở ra hạ tay phải xuống và chậm rãi nghiêng người sang phải. Mắt nhìn thẳng lên trần, tay trái kẹp sát mang tai giữ thẳng, tiếp theo chậm rãi hạ khuỷu tay phải xuống sàn và kéo căng lườn hơn nữa. Chúng ta giữ tư thế này 15 giây và hít thở đều, sau đó đổi bên. Thực hiện động tác này 6 lần, mỗi bên 3 lần.

Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không? Câu trả lời là Có, đó là thực hiện động tác 6.

Động tác 6: Tư thế con mèo: 

Động tác này sẽ giúp thư giãn cột sống và linh hoạt từng đốt sống vùng lưng.

Thực hiện: Mở rộng 2 chân bằng hông, hai tay dang rộng bằng vai, tay và chân vuông góc với sàn, mắt nhìn thẳng về phía trước. Tiếp theo hít vào, rồi chậm rãi võng lưng xuống và ngước căng cơ cổ. Sau đó lại thở ra, cằm thu về sát ngực rồi cuộn tròn lưng lên cao. Thực hiện động tác này 5-10 lần liên tục và hít thở đều.

Động tác 7 – Đứng gập người: 

Tác dụng của động tác này đó là massage tuyến tụy, tăng cường máu lên não và giúp cải thiện trí nhớ.

Thực hiện: Hai chân dang rộng bằng vai, hít vào, đồng thời siết bụng. Sau đó vươn 2 tay lên cao rồi thở ra, chậm rãi gập người về phía trước rồi gập từ đáy cột sống đi xuống. Triển khai động tác này phải thả lỏng cổ và vai; hít thở đều trong khoảng 15 giây. Thực hiện động tác này lặp lại động tác 3-5 lần.

3 tư thế tập yoga đắt giá cho người mắc tiểu đường

Tư thế yoga đứa trẻ

Tư thế này được biết đến khá nhiều giúp giảm căng thẳng và đem lại hiệu quả tuyệt vời. Tư thế này giúp thư giãn đùi, mắt cá chân, hông và giảm căng thẳng mệt mỏi. Ngoài ra, tư thế này còn trị đau lưng dành cho những người thường xuyên ngồi làm việc trong nhiều giờ đồng hồ.

Cách thực hiện

Bạn ngồi xuống sàn nhà và dồn toàn bộ trọng lượng lên đầu gối, tiếp theo hãy ngồi lên gót chân của chính mình. Ngồi gập người về phía trước để bụng đặt lên đùi, hai cánh tay duỗi thẳng về phía trước để cho trán chạm sàn nhà. Tư thế này đòi hỏi sự linh hoạt, không để cơ thể vượt quá giới hạn của nó. Đây là tư thế giúp bạn nghỉ ngơi vì vậy hãy giữ hơi thở với vận tốc bình thường và thực hiện từ 3-5 phút.

Nếu là người đang mang thai, chấn thương đầu gối hoặc bị tiêu chảy không thực hiện tư thế này.

Tư thế yoga đứng bằng vai

Với tư thế này sẽ giúp cơ thể điều tiết được hoạt động của tuyến giáp. Tuyến giáp là tuyến chịu trách nhiệm cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra nó cung cấp máu và oxi giúp nuôi dưỡng xương sống, đánh bại các rối loạn hệ thần kinh, cải thiện sức khỏe.

Cách thực hiện

Bạn thả lỏng người nằm trên thảm tập, mở rộng hai chân hướng ra ngoài. Sau đó từ từ nâng cao chân rồi gập đầu gối. Tiếp theo đặt lòng bàn tay dọc theo hông và lưng để trợ giúp nâng cao cơ thể. Bạn dồn toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên hai vai. Luôn nhớ, bạn thở chậm, gập cằm vào trong phía lồng ngực, rồi để khuỷu tay chạm sàn hỗ trợ lưng. Bạn nên giữ tư thế này càng lâu càng tốt.

Bạn không được áp dụng tư thế này nếu đang bị chấn thương ở vị trí cổ hay bất cứ chấn thương nào trên cơ thể.

Tư thế yoga cái cày

“Tập yoga có tốt cho người tiểu đường không?” thì tư thế yoga cái cày sẽ cho bạn thấy được hiệu quả của yoga. Tư thế này đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường mà phải ngồi hàng giờ. Tư thế cái cày trong yoga sẽ giúp kích thích tuyến giáp, phổi, các cơ quan trọng bụng cải thiện tiêu hóa và giữ hormone luôn trong tầm kiểm soát.

Cách thực hiện

Bạn nằm thẳng trên sàn nhà và duỗi thẳng 2 chân. Đặt cánh tay bên cạnh rồi gập đầu gối rồi để bàn chân phẳng trên sàn nhà. Sau đó chậm rãi nâng chân từ phần hông rồi đặt 2 tay lên hai hông khi nâng cao. Hãy dùng bàn tay để hộ trợ. Tiếp theo, bạn uống gập toàn bộ chân một cách từ từ và cố gắng để phía sau đầu và chạm với sàn nhà, tay thẳng để phẳng trên sàn nhà. Bạn hãy thở ra khi đưa chân lên.

Kết luận 

Với những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không? Yoga là môn thể thao tuyệt vời để hỗ trợ chữa bệnh khi nó giúp tăng cường sức khỏe, điều chỉnh để có 1 thói quen sống lành mạnh. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt!

Từ khoá tìm kiếm nhiều nhất

Tập yoga có lợi cho người tiểu đường không?, Tập yoga có lợi cho sức khoẻ 

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508