24 loại bệnh trẻ em thường hay gặp, triệu chứng và cách chữa trị

Danh Mục

Thường trẻ hay bị mắc phải chứng bệnh được liệt kê dưới đây. Có một vài bệnh như viêm màng não và tuỷ sống, và viêm thanh quản thì rất hiếm khi xảy ra; nhưng chúng tôi vẫn trình bày ở đây các bậc cha mẹ nhận biết các dấu hiệu quan trọng của bệnh để kịp thời chữa trị.

>> Xem thêm: Các sản phẩm tốt cho sức khoẻ của bé bố mẹ nên tham khảo 

1. Cảm lạnh

Nhiều trẻ hay bị cảm lạnh và nghẹt mũi. Nguyên nhân làm trẻ bị cảm lạnh là do vi rút gây ra. Nhiều vi rút gây bệnh lây lan qua đường hô hấp. Khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ thì bé rất dễ bị nhiễm do hệ miễn dịch của bé không ngăn cản được vi rút xâm nhập và cơ thể. Đặc biệt khi bé đi nhà trẻ thì bé rất hay bị lậy bệnh. Bệnh dễ lây lan khi bé dùng tay ướt để quẹt nước mũi và đụng vào trẻ khác. Cảm lạnh không phải do bé ra ngoài mà không mặc áo ấm hay ra ngoài mà vẫn dể tóc ướt

Triệu chứng

Mũi đỏ và chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, thỉnh thoảng nhiệt độ cơ thể tăng cao. Những triệu chứng khác như đau họng, ho và thường trở nặng khi về đềm, kén ăn, mệt mỏi và đừ người.

Cảm lạnh hay bị đau những bộ phận khác như đau ngực và tai. Đây được gọi là dây chuyền lây bệnh. Mặc dù bé chỉ bệnh cảm nhẹ nhưng nhiệt độ cứ tăng cao thì bé có thể bị sốt.

Bệnh cảm lạnh có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn thế nữa.

Phương pháp điệu trị

Bạn cần lựa chon phương pháo điều trị thích hợp dể bé cảm thấy thoải mái khi chưa bệnh, có nghĩa là bạn nên cho bé uống thuốc dạng nước kết hợp với thuốc viên nhằm hạ sốt cho bé. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé có các biểu hiện sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể bé tăng cao và không có dấu hiệu giảm.
  • Bé bị đừ người.
  • Không muốn ăn hay uống nước
  • Vẫn cứ ho và bị đờm
  • Khó thở hay thở khò khè
  • Hay kéo tai

Dĩ nhiên bạn vẫn nên gọi cho trung tâm chăm sóc sức khoẻ nếu bạn thấy có điều bất ổn ở bé.

2. Viêm tai

viêm tai

bé có thể bị viêm tai giữa cấp tính ( Bệnh sưng tai cấp tính ) mà nguyên nhân là do vi khuẩn và vi rút gây ra. Nhiều trẻ vẫn hay bị bênh sưng tai tái diễn vì cha mẹ cho bé dùng ông thông hơi tai. ( để nối liền tai ngoài đến tai giữa của bé ) ngắn và đặt không đúng vị trí. Như thể sẽ làm các chất nhầy lâu ngày khô lại và bị đọng trong tai bé; từ đó dẫn đến viêm tai.

Triệu chứng

Những triệu chứng như mũi đỏ, chảy nước mũi và bị ho; thỉnh thoảng bé còn bị sốt. Khi bé có cảm giác bị đau tai thì bé sẽ có thói quen kéo tai ra. Ngoài ra, bé cũng sẽ không chịu ăn. Một vài bé không thể bày tỏ với bố mẹ rằng bé cảm thấy như thế nào và như thế bé rất nhanh mất thính giác.

Nếu màng tai bị viêm thì các bác sĩ có thể tạo một lỗi nhỏ trong tai bé để giúp chất nhầy tràn ra ngoài. Sau đó, lỗ nhỏ được tạo ra trong tai sẽ từ từ hết.

Bệnh sưng tai cấp tính tái diễn nhiều lần sẽ chuyển thành bệnh viêm tai mãn tính, hay gọi là bệnh viêm tai thanh dịch

Điều trị

Bác sĩ sẽ kiểm tra tai bé bằng ống kính phóng đại và phát ánh sáng để tìm những chỗ bị đỏ và sưng bên trong nhằm có biện pháp thích hợp để chữa trị cho bé.

cho bé uống thuốc cũng là cách để giảm cơn đau đồng thời giúp bé hạ sốt. Bạn cũng có thể dùng thuốc khánh sinh để trị các bệnh viêm. Hầu hết các ca bệnh về viêm tai thì chỉ cần điều trị bình thường, không cần điều trị đặc biệt

3. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản

Bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp ( gọi là phế quản ) rồi đến phổi. Bệnh này thường xảy ra vào những năm đầu đời và không quá nghiêm trọng. tuy nhiên, nó sẽ gây khó thở cho phế quản bị sưng lên và chứa chất nhầy vì vậy cần cho bé đi khám để kiểm tra.

Triệu chứng

Lúc đầy bé sẽ cảm thấy lạnh người và sau 2 hay 3 ngày thì bé sẽ bắt đầu ho khan. Bé cũng sẽ bị khò khè và thở dốc. Thỉnh thoảng bé thở dốc thì bạn sẽ gặp khó khăn khi cho bé ăn. Nếu bé khó thở hơn thì bạn nên xin lời khuyên của chuyên gia y tế.

Điều trị

Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ bằng cách dùng ống nghe để khám ngực bé, hoặc lấy mẫu nước mũi của bé xét nghiệm. Thậm chí bé phải chụp X – Quang để kiểm tra lồng ngực. Bé bị bệnh nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà. Bạn cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như cho bé uống paracetamol để hạ nhiệt và thuốc bổ Làm ẩm không khí bằng một chén nước đề cạnh lò sưởi cũng có thể giảm các triệu chứng.

Một vài bé bị bệnh nặng thì cần chăm sóc ở bệnh viện để được thở oxy kèm với uống thuốc để giúp bé không bị khó thở. Ngoài ra, ở bệnh viện còn có máy phun sương ( máy xông mũi ) để giúp làm giãn phế quản; như thế giúp bé dễ thở hơn.

Một số bé chỉ cần được điều trị khoảng hơn một tuần cho dù bé vẫn còn ho và khò khè.

4. Viêm amidan

Viêm amidan là di vi khuẩn gây ra hoặc do nhiễm trùng hoặc do bị nhiễm virut ở bên trong miệng.

Triệu chứng

Đau cổ họng ( bé càng lớn càng đau ), bé bị mệt mỏi, lên cơn sốt, đau đầu, đau bụng và bị sưng hạch

Điều trị

Cho bé dùng thuốc kháng sinh nếu là do vi khuẩn điều trị amidan cũng tựa như việc điều trị sốt cho bé, và bé sẽ cảm thấy khó chịu khi phải uống thuốc. Nếu amidan nhỏ và ít sưng thì bạn không cần cho bé cắt amidan. Khi bé hay bị sốt do amidan thì bạn nên cắt amidan cho bé.

5. Bệnh hạch hầu thanh quản

Trong điều kiện khí hậu bình thường thì vi khuẩn  vẫn có thể xâm nhập vào thanh quản và khí quản. Bệnh bạch hầu khí quản là do một nhóm các vi rút gây ra và bé thường mắc bệnh này vào mùa thu. Nhưng bé từ 6 tháng đến 6 tuổi dễ mắc bệnh này hơn đặc biệt là bé từ 1 đến 2 tuổi.

Triệu chứng

Đầu tiên bé sẽ hơi sốt, và có dấu hiệu của cảm cúm như mũi đỏ, thở khò khè. Triệu chứng chủ yếu là, thở mạnh ( đặc biệt là lúc hít khí vào ) giọng khàn khàn. Những triệu chứng có dấu hiệu năng hơn khi về đêm. Ngoài ra, bé còn bị viêm và bị sưng cuống họng dẫn đến việc khí quản bị hẹp và làm bé khó thở.

Điều trị

Nếu bé không trở nặng thì bạn có thể chăm sóc bé tại nhà; nhưng vẫn phải đảm bảo cho bé uống đủ thuốc để hạ nhiệt và hết bệnh. Ngoài ra, bạn nên cho bé uống đủ nước để giảm nhiệt cơ thể, và tạo không khí trong lành đề giúp bé dễ thở. Tuy nhiên, bệnh này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi bé vẫn còn dấu hiệu thở khó vì thế hãy đưa bé đến bệnh viện. Khi ở bệnh viện, bé sẽ được uống thuốc và cho thở bằng máy. Hơn thế nữa, các bác sĩ cho bé thở oxy. Khi bé thở không được thì bệnh viện sẽ có phương pháp chuyên môn cao hơn.

6. Bệnh cúm

Bệnh cúm

Bệnh cúm thường biết đến như là bệnh cảm; do virut gây ra và có tính lây lan mạnh

Triệu chứng

Các triệu chứng phát triển mạnh chủ yếu trong tuần đầu tiên bị nhiễm vi rút. Bệnh cảm lạnh nhưng cũng có khác đôi chút.

Bệnh bắt đầu bằng cơn sốt nhẹ và nhiệt độ cơ thể bé lên 38 độ C/ Bé bị cúm thường bị mũi đỏ. ho gắt giọng, và thỉnh thoảng hắt xì hơi. Ngoài ra bé còn bị đau họng và bị sưng tuyến nào đó trong cơ thể. hông chỉ vậy, bé còn bỏ ăn.

Bệnh cúm khi trở nặng là do vi khuẩn lan sang phối và tai bé. Trẻ em rất dễ mắc bệnh này.

Điều trị

Bạn cần cho bé uống thuốc để hạ sốt và giúp bé giảm đau và giảm cảm giác khó chịu trong người. Cởi bớt quần áo trên người bé  và cho uống nhiều nước ấm nếu như nhiệt độ cơ thể bé vẫn còn cao. Điều quan trọng là bạn cần cho bé nghỉ ngơi, uống thuốc bổ và nước để cơ thể bé không bị mất nước và đảm bảo dinh dưỡng cao để tăng sức đề kháng:

Trong một vài trường hợp thì các triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày kế tiếp. Nếu các triệu chứng cẫn còn sau một vài ngày kế tiếp hay nhiệt độ cao hơn 39 độ C thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ. Các lời khuyên của bác sỉ sẽ rất cần thiết khi bé bị khó thở, hay thở khò khè, đau tai, hoặc đau ở vành tai, đau họng, ho liên tục, hoặc ho có đàm. Những dấu hiệu đó có thể giống với một số bệnh khác; vì thế bạn cần có phương pháp điều trị cho thích hợp.

7. Viêm phổi

Viêm phổi bắt đầu tư viêm tiểu phế quản tới viêm phổi.

Viêm phế quản là do vi khuẩn và vi rút gây ra; và bé ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị nhiệm bệnh. Bệnh này lây lan khi bé bị ho và hắt hơi Viêm phổi thì nghiêm trọng hơn và có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng như có nhiều cách để trị bệnh viêm phổi. Bé ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh viêm phổi, đặc biệt là những bé nhỏ tuổi và những bé sức khoẻ yếu dễ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng

Các dấu hiệu của bệnh viêm phổi cũng gần giống như các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh. Nhiệu độ cơ thể bé sẽ tăng cao; không những thế bé còn bị ho, đặc biệt là vào ban đêm. Thỉnh thoảng bé có cảm giác nôn mửa sau mỗi cơn ho dai dẳng; ngoài ra bé còn bị đàm và thở khò khè.

Bé bị bệnh viêm phổi sẽ bị lạnh và cảm thấy khó chịu trong người. Những bé bị bệnh viêm phổi ( đều triệu chứng như nhau ? là sẽ sốt nhẹ, ho, và có đàm. Bé còn bị thở dốc và thở khò khè. Da bé hơi xanh thể hiện chứng thiếu Oxy trong máu dẫn đến việc thở khó khăn.

Nếu bé ho nhiều và dai, hoặc thở quá khó khăn, hay có các dấu hiệu thở quá khó khăn, hay có các dấu hiệu như nhiệt độ cơ thể cao ( trên 39 độ C ), bạn nên đưa bé đến bệnh viện. Bệnh viêm phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé vì làm bé rất khó thở.

Điều trị

Chẩn đoán bệnh viêm phổi bằng cách nghe nhịp tim qua ống nghe. Nếu bệnh nặng thì phải chụp X-Quang để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì có thể điều trị ngoại trú tại nhà, phải đảm bảo cho con bạn uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng nhằm hạ nhiệt cơ thể và giúp bé cắt giảm cơn ho.

Bé bị nặng thì phải nhập viện để chữa trị kịp thời Nếu bé bị viêm phế quản thì ít nguy hiểm hơn viêm phổi, nhiệt độ cơ thể bé dần ổn định trong vài ngày, nhưng cơn ho sẽ kéo dài trong gần cả tuần. Bệnh viêm phổi nghiêm trọng hơn vì thế bạn nên điều trị kịp thời để tính mạng bé không bị nguy hiểm. Do hệ miễn dịch yếu nên bé sẽ được cho dùng thuốc đặc trị nếu như viêm phổi có biến chứng. Viêm tiểu phế quản và viêm phổi đều có thể tái phát.

8. Bệnh ho gà

Bệnh ho gà

Bệnh ho ga là một dạng của bệnh viêm phế quản; bệnh này do vi khuẩn ho gà Bordetella gây ra. Bệnh ho gà là do nhiễm trùng đường hô hấp nên sẽ ảnh hưởng đến tế bào phổi ( bệnh viêm phế quản phổi ). Bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Mặc dù hầu hết các bé có khả năng phục hồi nhanh, nhưng bệnh này vẫn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé; đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Thuốc chích ngừa bệnh ho gà vẫn kham đảm bảo ngừa 100%; nhưng thuốc có thể làm giảm kha năng nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.

Triều chứng

Khoảng một tuần đầu trước khi bé chuyển sang giai đoạn bị bệnh thì sẽ có dấu hiệu của bệnh cảm lạnh; và khi bạn thấy mũi của bé đỏ và khó thở thì bé đã đi vào thời kỳ nhiễm bệnh. Đặc biệt là vào ban đêm bé sẽ ho nhiều hơn ban ngày.

Khi ho mặt bé sẽ đỏ lên, đông thời còn có cảm giác muốn nôn mửa và chảy máu mũi, Lúc ho liên tục thì khi bé khóc sẽ xuất hiện một chút máu ở màng kết trong mí mắt ( Phần trắng đục trong mắt ?, rồi từ từ xuất hiện những nốt đỏ. Bé thường không thở trong khoảng thời gian ngắn ( được xem như là giai đoạn ngưng thở ); và có một số bé bệnh không thể hiện rõ ràng.

Bệnh ho gà có thể tồn tại trong khoảng 6 tuần và sau đó sẽ dần thuyên giảm nhưng bệnh vẫn kéo dài trong vài tháng.

Điều trị

Bé có thể được bố mẹ chăm sóc tại nhà; nhưng như thế bé sẽ cảm thấy khó chịu mỗi khi lên cơn ho gà và đôi lúc ngưng thở. Vì thế bạn cần đưa bé đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị.

Bạn nên lau mũi mỗi khi bé ho để tránh vi khuẩn lây lan.

Thuốc kháng sinh có chứa erythromycin sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh. Những người tiếp xúc thường xuyên với bé bị bệnh ho gà thì cần cho uống thuốc có chứa erythromycin để kìm hãm sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh ho gà.

9. Bệnh viêm màng não và tuỷ sống

Có vài nguyên nhân gây ra bệnh trong đó phổ biến nhất là do vi rút và vi khuẩn gây bệnh. Bệnh do virut gây ra thường có khuynh hướng nhẹ hơn do vi khuẩn. Bệnh do vi khuẩn gây ra thường nghiêm trọng và diễn biến rất nhanh. Không chỉ vậy, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào máu và gây ra bệnh nhiễm trùng máu.

Triệu chứng

Bé bị viêm màng não và tuỷ sống có các triệu chứng sau đây:

  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Không hiếu động như thường ngày
  • Ăn kém
  • Mơ màng và đi lạch bạch

Không làm chủ được hành động mê man.

Nêu bé cảm thấy được các triệu chứng, bé sẽ than với bạn rằng bé bị đau đầu, đau cổ, và không chịu được khi bị ánh sáng chiếu vào. Bé còn bị hôn mê.

Nếu vi khuẩn nhiễm trùng máu phát triển, những nốt đỏ sẽ xuất hiện khắp người bé; đầu tiên các nốt sẽ có màu tía, sau đó sẽ chuyển sang màu đỏ tím.

Nếu bạn nghi ngờ bé bị bệnh viêm màng não hay những nốt đỏ bất ngờ xuất hiện thì nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Bệnh viêm màng não do vi rút sẽ phát bệnh sau vài ngày khi vi rút xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, bệnh viêm màng não và tuỷ sống cần điều trị lâu dài. Một vài bé bị tái phát bệnh nhiều lần trong khi số khác lại bị ảnh hưởng của bệnh trong một khoảng thời gian dài, như bị mất thính lực tạm thời hay bị động kinh.

Điều trị

Bác sĩ sẽ tiến hành chọc dò vùng tuỷ sống để lấy một phần dịch não tuỷ xét nghiệm. Ngoài ra, bé còn phải xét nghiệm máu và kiểm tra cổ họng để tìm  ra loại vi khuẩn gây bệnh.

Cần tim vào tĩnh mạch thuốc kháng sinh để chữa trị cho bé. Ngoài ra phải dùng các thuốc bổ trợ nếu như bé cảm thấy không được khoẻ.

Bé bị viêm màng não mà do vi rút gây ra thì chỉ cần cho bé uống đủ thuốc để giảm các triệu chứng.

10. Bệnh viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản cũng là một trong những bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Khi phát bệnh thì sẽ xuất hiện những vảy mô ở dưới lưỡi, từ từ các vảy mô chuyển thành viêm và sưng do bị nhiễm vi khuẩn H. Influenzae loại b. Ngày nay có thuốc tiêm chủng Hib để nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể bé chống lại vi khuẩn gây bệnh viêm thanh quản.

Sưng thanh quản và sưng các mô làm hạn chế khi lưu thông từ thanh quản xuống phổi. Bệnh viêm thanh quản cũng có thể dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu khiến do sức khoẻ của bé suy giảm.

Bé từ khoảng 1 tuổi đến 6 tuổi dễ mắc bệnh này nhất.

Triệu chứng

Nhiệt độ cơ thể bé sẽ  tăng cao và bé sẽ cảm thấy khó chịu trong người. Cổ họng của bé sẽ bị đau và gây khó khăn khi nuốt thức ăn; ngoài ra cũng gây ảnh hưởng đến vị  giác của bé khi bị khó thở. Như thế, bé phải dùng miệng để thở và chỉ ngồi yên một chổ. Nếu bé có các dấu hiệu của bệnh viêm thanh quản, bạn phải đưa bé đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị

Nếu bác sĩ chẩn đoán ra bệnh viêm thanh quản thì sẽ không cần tiến hành kiểm  tra họng bé mà đi vào việc điều trị ngay. Bác sỹ tiến hành gây mê rồi đặt ống nhựa thông qua miệng và đi thẳng xuống đường hô hấp. Khi quá trình đặt ống nhựa hoàn thành thì các bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch cho bé

Khi bắt đầu quá trình điều trị thì bé vẫn bị các triệu chứng của bệnh viêm phối hành trong vài ngày. Lúc bé gần hết bệnh thì cho bé uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bệnh tái phát.

11. Bệnh đau mắt và viêm kết mạc

trong tuần đầu hay tuần thứ hai khi sinh, bé thường bị viêm kết mạc ( Viêm niêm mạc bao phủ màu trắng của mắt và phía bên trong của mắt ). có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc, chẳng hạn như do vi khuẩn. Tuy nhiên bé cũng có thể tự hết mà không cần chữa trị.

Triệu chứng

Niêm mạc của bé có màu đỏ hoăcj niêm mạc bị dính lại với nhau

Điều trị

Bạn nên dùng miếng bông ướt để lau mắt mỗi khi 2 mí mắt của bé bị dính lại với nhau ( Sau mỗi lần lau phải thay miếng bông sạch khác. )

Nếu niêm mạc của bé bị đỏ và dính lại mà bạn chỉ dùng bông sạch để lau thì chưa đủ, bạn phải kết hợp dùng thuốc. Thường các bác sĩ lau mắt bé trước khi điều trị bằng thuốc kháng sinh bằng cách nhỏ thuốc hay dùng dầu.

Bệnh viêm kết mạc có tính lây lan; vì thế khi con đang gửi ở nhà trẻ nên cho bé ở nhà cho đến khi bé hết bệnh. Ngoài ra, khi bé bị viêm kết mạc thì không cho bé dùng chung khăn tắm với người khác.

12. Viêm dạ dày ruột và bị ngộ độc thức ăn

Hầu hết lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh viêm dạ dày ruột; nhưng trẻ nhỏ ít uống nước nên cơ thể hay mất nước do đó đây là đối tượng dễ bị bệnh viêm dạ dày ruột nhất.

Viêm dạ dày ruột do nhiều loại vi khuẩn và vi rút gây ra; một trong các nguyên nhân là do vệ sinh kém khi ăn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ là do vi rút Rota gây ra. Bé hay bị bệnh viêm dạ dày ruột chủ yếu vào mùa đông. Hầu hết vi khuẩn thường ít gây bệnh viêm dạ dày ruột trẻ.

Triệu chứng

Tiêu chảy và thường xuyên nôn mửa là hai triệu chứng rõ nhất của bệnh viêm dạ dày ruột. Ngoài ra, bé còn bị sốt và mệt mỏi. Cơ thể bé sẽ bị mất nước.

Không những thế, phân bé còn có chút máu, đó là do vi khuẩn gây ra. Một số vi khuẩn còn khiến cho nhiệt độ cơ thể bé cao, sau đó chuyển sang bị sốt cao.

Điều trị

Bạn nên cho bé uống thuốc để hạ sốt, nhưng chìa khóa để điều trị bệnh viêm dạ dày ruột là cho bé uống thuốc dạng nước để bù lượng nước cơ thể bé bị mất. Bé phải uống thuốc cho đến khi bé hết bị tiêu chảy và nôn mửa; lúc đó bạn chuyển uống bù nước sang sữa và cho bé ăn uống bình thường.

Bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu như bé:

  • Nôn mửa và têu chảy hơn 24 tiếng đồng hồ.
  • Có dấu hiệu bị mất nước
  • Phân có máu
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao.

Bé cần được đưa tới bệnh viện để truyền dịch. Ngoài ra, bệnh viện còn tiến hành lấy mẫu phân gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Các bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc kháng sinh nếu như chẩn đoán nguyên nhân là do vi khuẩn gây ra.

Bạn đừng để cơ thể bé mất nước mới đưa đi điều trị. Nếu bé bị đau bụng thì phải cho bé uống bù ngay nước.

13. Viêm đường tiết niệu

viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu phổ biến ở trẻ em, bệnh này thường làm ảnh hưởng đên bọng đái ( Viêm bọng đái ) hay ảnh hưởng đến thận ( Viêm thận ); bệnh này cần được phát hiện ngay để chữa trị kịp thời. Một số trường hợp bệnh diễn biến xấu gây ảnh hưởng đến quá trình đi tiểu ở bé ( xem bệnh hồi lưu bàng quang niệu quản). Một điều cực kỳ quan trọng là bạn cần phải đưa bé đi điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ngay để tráng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.

Triệu chứng

Bé bị viêm bọng đái thường có triệu chứng nhẹ như nhiệt độ cao hơn so với bình thường. Viêm thận làm cho nhiệt độ cơ thể bé tăng cao. Nói chung tùy theo độ tuổi của bé mà các triệu chứng khác nhau. Bé sẽ không thể nào miêu tả chính xác các triệu chứng đặc biệt của bệnh viêm đường tiết niệu; vì thế bạn nên theo dõi để biết khi nào bé không được khỏe như bé bị sốt và bị đau bụng. Nếu nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 39 độ C, có nghĩa là bé bị sốt cao. Bé bị bệnh viêm đường tiết niệu có thể bị tiêu chảy, nôn mửa kén ăn và bạn phải chăm sóc bé cẩn thận vì cơ thế bé có thể bị mất nước. Bé cũng có thể bị vàng da, được nhận biết bởi da bé có màu hơi vàng và mắt bé hơi trắng hơn so với bình thường.

Những bé lớn tuổi không có các dấu hiệu nào đặc biệt cho thấy bé bị viêm đường tiết niệu mà chỉ biểu hiện các dấu hiệu chung chung như nhiệt độ cơ thể cao, rơi vào trạng thái mệt mỏi, kén ăn, nôn mửa và bị tiêu chảy, tuy nhiên đa phần các bé vẫn có các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đường tiết niệu như đi tiểu nhiều hơn so với thường ngày, đau khi tiểu, đau bụng, và đau ở lưng. Ngoài ra, bé còn hay bị tè dầm mặc dù trước đây bé thường không như thế.

Điều trị

Bé cần được theo dõi để có biện pháp chữa trị bằng kháng sinh thích hợp; đầu tiên sẽ cho bé dùng thuốc kháng sinh để điều trị những dấu hiệu thông thường của bệnh viêm đường tiết niệu. Khi đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh cho bé bằng cách xét nghiệm thì bác sĩ sẽ thay đổi thuốc kháng sinh khác cho thật phù hợp hơn.

Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm là cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân gây bệnh; mẫu nước tiểu đó sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để bác sĩ tìm ra vi khuẩn thuộc nhóm nào nhằm áp dụng biện pháp chữa trị thích hợp

14. Táo bón

Mỗi bé có thời gian đi tiêu khác nhau; có bé đi mỗi ngày, có bé thì vài ngày mới đi một lần. Tuy nhiên, nếu bé khó đi tiêu thường xuyên, bé bị đau hay cảm thấy khó chịu khi đi tiêu thì bé có thể bị táo bón.

Táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như làm bé bị cảm lạnh. Khi bé đi tiêu có kích cỡ phân lớn so với bình thường thì vùng da gần hậu môn sẽ bị rách; lúc này thì bạn nên khuyên bé không nêu đi tiêu vì càng cố thì bé sẽ càng bị đau. Trong một vài trường hợp, ruột của bé sẽ không thải phân nữa cho đến khi vùng da bị rách liền hẳn. Tuy nhiên, táo bón thỉnh thoảng để lại vài triệu chứng, và có nhiều nguyên nhân khác nhau làm bé bị táo bón như bé lo lắng trong việc tập thói quen đi toa-let, hay bé lo lắng chuyện gì trong gia đình hoặc ở nhà trẻ.

Có số ít trường hợp cần phải được điều trị y khoa như tuyến giáp hoạt động không tốt hay cơ bắp ở duới cơ bụng của bé hoạt động yêú.

Triệu chứng

Bé sẽ rất đau nếu như bé cố gắng đi tiêu. Ngoài ra, bé còn bị đau bụng mỗi khi ruột hoạt động. Trong khoảng vài ngày, trực tràng của bé hoạt động quá mức thì từ từ sẽ bị dài ra. Cuối cùng, bé sẽ mất đi cảm giác muốn đi tiêu bình thường mỗi khi có nhu cầu.

Điều trị

Nếu bé có triệu chứng bị táo bón, bạn nên đưa bé đến trung tâm y tế để bé không bị hành bởi các triệu chứng. Bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của bé trước khi lựa chọn các biện pháp thích hợp để chữa trị.

Nếu táo bón dạng nhẹ, thì chỉ cần cho bé uống nước nhiều hay ăn nhiều chất xơ. Thỉnh thoảng thuốc nhuận tràng sẽ giúp cho phân mềm, hoặc cho bé dùng thuốc kích thích nhu động ruột để giúp ruột hoạt động tốt.

Táo bón nặng thì cần kết hợp nhiều biện pháp chữa trị khác nhau, như làm chi phân mềm, dùng chất kích thích nhuận tràng, và cho bé dùng thuốc đặc trị để làm tăng lượng nước trong cơ thể. Nhuận tràng có thể được điều trị trong một khoảng thời gian cho đến khi bé hết táo bón. Ngoài ra, bạn cần cho bé ăn uống hợp lý nhằm giúp bé hết bị bệnh táo bón. Chế độ ăn uống hợp lý là bao gồm 5 ngày trong tuần ăn trái cây, rau củ và uống nhiều nước.

Đối với trường hợp táo bón nhẹ thì bé sẽ hết bệnh trong khoảng vài ngày hay một tuần. Khi táo bón kéo dài, bé cần có khoảng thời gian để trực tràng co về kích cỡ cũ, và sau đó bé sẽ có thể đi tiêu lại như bình thường. Táo bón mãn tính làm bé luôn khó chịu; vì thế bạn nên ở bên bé động viên bé trong lúc bé điều trị

15. Bệnh thủy đậu

Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ; bệnh này do virut Varicella zoster ( Virut này gây ra 2 bệnh: thủy đậu và giời leo ) xâm nhập gây nên các nốt đỏ trên cơ thể.

Triệu chứng

Những mụn nhỏ màu đỏ sẽ phát triển thành những vết phồng nhỏ thường xuất hiện ở đầu và mình trước khi lan ra tay và chân. Bé cũng sẽ bị sốt nhẹ. Những mụn nhỏ màu đỏ sẽ nổi trong vòng 5 ngày, và trong những ngày kế tiếp thì phát ban. Đối với bé, vấn đề nghiệm trọng khi bị bệnh thủy đậu là bị viêm ngứa các mụn đó ở ngoài da. Những nốt đó ở miệng có thể khiến cho bé đau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bệnh diễn biến phức tạp như các mụn đỏ bị nhiễm khuẩn. Một số trường hợp bệnh diễn biến phức tạp là bé có thể bị bệnh viêm não ( viêm mãng nào )

Điều trị

Bệnh thủy đậu có thể chẩn đoán dễ dàng nhờ vào sự xuất hiện của những mụn đỏ liên tiếp. Trong hầu hết các trường hợp bị nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc đỏ để làm giảm ngứa và đau ở chỗ các nốt đỏ trên da; đồng thời cho bé dùng kết hợp với kem trị khuẩn và cho bé uống thuốc để hạ nhiệt. Ngoài ra, bệnh thủy đậu sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch; vì thế cần phải tiêm thuốc diệt vi rút qua tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc nếu như bệnh có chiều hướng xấu. Những bé có hệ miễn dịch suy yếu hay các bé cảm thấy không khỏe trong người cần được đưa đến bác sĩ ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bé bị thủy đậu thường mệt mỏi trong khoảng từ 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, bé bị thủy đậu rồi thì sẽ không bị lại lần nữa; cho dù vi rút gây bệnh vẫn nằm ở các tế bào thần kinh ở các khu vực trong cơ thể như lưng. Về sau, bệnh thủy đậu không tái phát nhưng bé vẫn có thể bị bệnh zonna ( bệnh giới leo ).

Bệnh thủy đậu sẽ không lây lan khi các nốt đó đã hết nổi trên người.

16. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng

triệu chứng chủ yếu của bệnh ( do vi rút gây ra ) này là nổi những vết phồng ở trong miệng ( nổi cả trên lưỡi ) và nổi ở lòng bàn tay, bàn chân. Các vết phồng sẽ khiến cho bé rất đau và vết phồng sẽ tự xẹp xuống trong một tuần. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị bệnh tay, chân, miệng; nhưng bé dưới 10 tuổi rất dễ bị mắc bệnh này hơn. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng không giống với nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng ở gia súc.

Triệu chứng

Mặt của trẻ bị bệnh tay chân miệng hơi tái, sau đó bé từ từ chuyển sang sốt nhẹ trong khoảng 1 hay 2 ngày. Ngoài ra, bé cảm thấy rát cổ họng và nổi những mụn nhỏ trong miệng. Những mụn nhỏ này sẽ phát triển lớn gây cho bé cảm giác đau đớn. Trong 1 hay 2 ngày thì mụn nước sẽ mọc ở tay và bàn chân, sau đó mọc ở chân và mông; và có một số trường hợp thì mụn chỉ nổi lên ở một số nơi trên cơ thể bé. Mụn nước trông giống như là những mụn đỏ do bệnh thủy đậu gây ra nhưng có kích cỡ nhỏ hơn.

Bệnh rất hiếm khi phát triển theo chiều hướng xấu – nếu bé bị bệnh nặng quá thì có thể ảnh hưởng đến tim ( viêm cơ tim ) và não ( viêm não ), nhưng trường hợp viêm cơ tim hay viêm não rất hiếm khi xảy ra.

Điều trị

Bé cần được uống thuốc đặc trị để làm giảm các triệu chứng gây bệnh – cho bé uống paracetamol dành cho trẻ em và các loại thuốc để hạ nhiệt đồng thời giúp bé bớt khó chịu do những nốt đỏ trong miệng gây ra. Nước và thức ăn lạnh có thể giúp bé bớt đau nhức. Bạn luôn phải động viên bé uống nhiều nước mặc dù bé rất khó chịu khi phải uống nước trong những ngày phát bệnh.

Bệnh này có tính lây nhiễm, đặc biệt là khi mụn vẫn còn. Tuy nhiên, sau đó vi rút gây bệnh sẽ lây lan qua đường phân; vì thế cần phải vệ sinh bé sạch sẽ, nhất là rửa tay bé sau khi bé đi vệ sinh và trước khi ăn để hạn chế sự lây nhiễm.

Bệnh tay, chân, miệng ở mức độ nhẹ thì vết phồng tự động xẹp xuống trong 1 tuần. Vấn đề lớn nhất mà bé gặp phải khi bị bệnh tay, chân, miệng là bé cảm thấy đau rát mỗi khi ăn và nuốt thức ăn.

17. Bệnh sởi

Bệnh sởi gây ra bởi vi rút ngày càng ít hoành hành nhờ vào vắc xin trị sởi. Tuy nhiên, bệnh vẫn xuất hiện và có chiều hướng tăng khi việc tiêm vắc xin ba mũi sởi, quai bị, rubella phòng sởi bị thất bại.

Bệnh sởi cũng thuộc nhóm bệnh có tính nguy hiểm cao. Bệnh sởi làm cho trẻ khó chịu và không khỏe trong người. nhưng có số ít trường hợp bệnh diễn biến phức tạp – khoảng 5.000 trường hợp nhiễm bệnh thì có 1 trường hợp bệnh sởi ảnh hưởng đến tính mạng. Một vài trường hợp có thể bị tiêu chảy và viêm gan ( ảnh hưởng đến tính mạng). Nếu bé có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như đang điều trị bệnh ung thư thì bệnh sởi trở nên rất nguy hiểm.

Triệu chứng

Bệnh bắt đầu bằng cơn sốt nhẹ và có các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh; bao gồm hít thở khó, ho, và thỉnh thoảng bé bị đau mắt.

Sau khoảng 3 ngày hoặc hơn, các nốt đỏ xuất hiện ở mặt, sau đó ở tai và lan khắp cơ thể bé. Những nốt đỏ lần đầu xuất hiện trên người bé là từng nhóm các điểm đỏ nhỏ, nhưng sau 3 ngày hoặc hơn thì các điểm đó sẽ phát triển thành các nốt đỏ. Ngoài ra, bệnh có thể dẫn tới viêm tai và viêm phổi.

Điều trị

Đầu tiên bạn nên cho bé uống thuốc để hạ sốt, và cho bé uống thuốc đặc trị bệnh sởi. Bạn cũng cần phải cho bé uống thuốc kháng sinh nếu như bé bị viêm tai hoặc viêm phổi.

Trước khi bé bệnh sởi thì các nốt đỏ sẽ xuất hiện trong 5 ngày.

18. Quai bị 

Quai bị 

Quai bị thuộc loại bệnh nhẹ vì trong suốt thời gian nhiễm bệnh bé không có các dấu hiệu nào quan trọng, hoặc bé cũng chỉ sốt nhẹ trong 3 ngày hoặc lâu hơn, và bé có các dấu hiệu viêm và sưng tấy ở tuyến viêm tai nằm ở trước tai bé. Thỉnh thoảng, bệnh cũng diễn biến phức tạp như bé sẽ khó nghe sau khi hết bệnh, nhưng bé chỉ khó nghe một bên tai và sau một khoảng thời gian thì sẽ nghe bình thường.

Ở một vài bé, vi rút gây bệnh quai bị còn là nguyên nhân gây bệnh viêm não ( viêm màng nhầy bao quanh não và tủy sống và viêm bên trong não. Với bé trai ( độ tuổi dậy thì ) thì có thể bị viêm tinh hoàn, còn trẻ nhỏ thì ít bị hơn. Mà bé đã bị viêm một lần thì sẽ không bị lần thứ 2, và bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ bị viêm càng giảm. Hơn thế nữa bé cũng có thể bị viêm khớp.

Tỷ lệ bị bệnh do vi rút gây ra càng giảm khi bé được chích ngừa vắc xin ngừa sởi, quai bị, Rubella. Bệnh quai bị hay xuất hiện ở trẻ vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh quai bị cũng ảnh hưởng đến hệ bài tiết của trẻ.

Triệu chứng

Tuyến mang tai ở một bên tai của bé sẽ bị sưng lên; nhưng trong hầu hết các trường hợp nhiểm bệnh thì tuyến mang tai ở tai còn lại cũng bị sưng lên sau vài ngày. Khi tuyến mang tai bị sưng, bé sẽ rất đau và cảm thấy rất khó chịu khi nuốt thức ăn; không những thế bé còn bị đau tai. Tuyến mang tai bị sưng trong khoảng từ 5 đến 10 ngày. Bệnh sẽ lây nhiễm trong khoảng 1 tuần sau khi tuyến mang tai ngày càng sưng to.

Điều trị

Nếu bé cảm thấy đau mỗi khi nuốt thì bạn nên cho bé uống thuốc dạng nước và ăn thức ăn mềm. Ngoài ra, bạn nên bôi thuốc để giảm đau và cho bé uống thuốc để hạ sốt. Bạn cần phải báo ngay cho bác sĩ để biết tình trạng bệnh của bé, nhưng bạn phải đưa bé đi bệnh viện ngay nếu như bệnh tình của bé ngày càng theo chiều hướng xấu như bé bị đau đầu với cổ sưng cứng lên, tinh hoàn sưng, đau bụng hoặc đau tai dai dẳng.

19. Chứng phát ban

Chứng phát ban

Nguyên nhân gây ra chứng phát ban là do virut; sẽ gây mấn đỏ trên làn da bé và nhiệt độ cơ thể bé cao hơn bình thường. Bệnh thường phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Triệu chứng

Bé có các triệu chứng sau đây: sốt nhẹ, ho khan, đau tai, và đau họng. Một vài bé còn bị tiêu chảy nhẹ. Sau vài ngày, các nốt đỏ nhỏ sẽ nổi khắp mặt và cơ thể.

Điều trị

Bé không cần phương pháp điều trị đặc biệt. Khi bé bị sốt có thể kèm theo co giật, vì thế cách điều trị hiệu quả là cho bé uống thuốc hạ sốt đồng thời đảm bảo cho bé uống đủ lượng nước cần thiết, và cho bé uống thuốc khi có dấu hiệu bất thường. Chứng phát ban sẽ tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần hoặc hơn 1 tuần.

20. Rubella

Rubella

Rubella còn có tên gọi khác là sởi Đức; và vi rut gây bệnh thường không nặng, và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Rubella có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ mang thai của phụ nữ. Bệnh Rubella còn gây viêm các tuyến trên cơ thể bé.

Triệu chứng

Các nốt đỏ nhỏ sẽ phát triển ở mặt và trên cơ thể bé trước khi biến mất. Những nốt đỏ chỉ nổi trên cơ thể bé khoảng 5 ngày là hết. Bé cũng sẽ bị sưng hạch và bị sốt nhẹ; ngoài ra không có các triệu chứng nào quan trọng. Có trường hợp bé bi bệnh Rubella ảnh hưởng đến khớp ( viêm khớp ) và ảnh hưởng đến não ( viêm não ); thế nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Điều trị 

Bé không cần cách chữa trị nào đặc biệt ngoài việc bạn cho bé uống thuốc để hạ nhiệt và giúp bé không cảm thất khó chịu khi mắc bệnh.

21. Bệnh giun kim

Bệnh giun kim thường phổ biến ở trẻ nhỏ, và đặc biệt những trẻ đang đi học. Giun thường sống trong ruột, và buổi tối giun cái di chuyển xuống phần dưới ruột để đẻ trứng ở khu vực gần hậu môn. Mỗi khi móng tay bé đụng vào hậu môn thì trứng sẽ bám vào tay bé; sau đó bé mút ngón tay thì trừng giun lại có cơ hội vào ruột bé.

Giun phát triển rất nhanh, vì thế bạn cần phải cho bé uống thuốc ngay để diệt giun

Triệu chứng

Trứng giun sẽ làm cho bé ngứa ngáy vùng hậu môn và thỉnh thoảng ngứa ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, bé cũng có thể bị đau. Tuy nhiên, một vài trẻ bị nhiễm giun thì không có bất cứ triệu chứng nào, và gia đình bé cũng không hề biết bé bị nhiễm giun. Bởi vì, bạn không thể nào thấy được các trứng giun ở vùng hậu môn của bé.

Điều trị

Bạn cắt ngắn móng tay bé để ngăn ngừa bé gãi ngứa vùng hậu môn, và tốt nhất bạn đừng nên cho bé cắn móng tay và ngậm núm vú. Ngoài ra, bao tay cũng giúp bé không gãi ngứa; thế nhưng hầu hết các bé không thích mang bao tay.

Đồng thời, bạn nên tập cho bé thói quen rửa tay và vệ sinh tay thường xuyên để tẩy đi hết các trứng giun bám vào móng tay bé. Bạn cũng phải thay quần cho bé thường xuyên, đặc biệt là buổi sáng sớm. Bởi vì hầu hết trứng giun đều nằm ở hậu môn của bé trong suốt một đêm; do đó bạn cần thay quần và vệ sinh hậu môn cho bé sạch sẽ. Bé phải có một khăn tắm riêng để tránh trường hợp trứng giun lây sang cho các thành viên khác trong gia đình. Không những thế, khăn tắm của bé cũng phải được giặt thường xuyên. Bên cạnh đó cứ 6 tháng một lần bạn cho bé uống thuốc xổ lãi ( tẩy giun ).

Bạn cũng có thể cho bé uống một số thuốc khác bên cạnh thuốc tẩy giun. vì thuốc tẩy giun không thể diệt hết giun trong ruột bé, nên bạn phải dùng thuốc bổ sung để diệt giun. Đồng thời, các thành viên trong gia đình cũng phải tẩy giun để tránh giun lây lan từ người này sang người khác.

Nêú bạn cho bé uống thuốc giun mà bé vẫn không hết giun, thì bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ. Sẽ chỉ các biện pháp khác để trị giun, như là hút bụi nhà bạn để giun không có điều kiện sinh sản, giặt sạch quần áo lót hay drap giường để giun không thể bám vào tay bé.

22. Chấy

chấy rất phổ biến với các bé. Đặc biệt khi bé đi nhà trẻ hay đi học thì chấy rất dễ lây lan từ bé này sang bé khác.

Triệu chứng

Chấy làm cho bé ngứa da đầu. Bạn có thể thấy những con chấy trên tóc bé. Những con chấy trông tựa như vẩy giàu. Các trừng chấy sẽ bám lên tóc bé và sẽ rớt ra mỗi khi tóc bé dài thêm.

Điều trị

Bạn cần phải dùng thuốc diệt chấy để bôi lên da đầu bé. tuy nhiên, bạn cũng phải dùng lượt chải chấy để chải hết trứng châý và chấy ra khỏi da đầu bé. Nếu bé bị quá nhiều chấy thì bạn cần phải gặp bác sĩ.

Khi bé bị chấy, bạn cần phải hạn chế tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của bé như lược, bàn chải, khăn quần áo.

23. Chốc lở

Bệnh chốc lở do vi khuẩn gây ra và rất dễ chữa trị. Bệnh chốc lỡ thường phổ biến ở các bé nhỏ và phát triển ở các vùng da bị trầy xước như vùng da bị chàm.

Triệu chứng

Những vùng da bị chốc lở sẽ có màu đỏ và nổi lên các vết phồng xung quanh, đặc biệt là vùng da ở mặt và tay. Các vết phồng sẽ bị vỡ ra tạo thành các lớp màu vàng nhạt đọng lại trên da bé.

Điều trị

Bạn có biết bé bị chốc lỡ khi nhìn trên da bé có các vết lỡ loét; nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp phải lấy mẫu ở trên da bé để đi xét nghiệm. Thông thường, các bà mẹ cho con uống thuốc kháng sinh và thuốc để bôi lên các vết chốc lở; nhưng thường thì bác sĩ cho bé uống thuốc để trị chốc lở

24. Chàm bội nhiễm 

Chàm bội nhiễm 

Chàm bội nhiễm là một bệnh mãn tính cần phải điều trị đặc biệt. Khi bé bị chàm bội nhiễm thì da bé sẽ ửng đỏ và bị ngứa. thật may mắn, các triệu chứng của chàm sẽ tự động khỏi sau thời gian điều trị bằng thuốc, và bệnh chỉ chuyển biến xấu ở những trẻ lớn. Khoảng 1/5 trẻ bị chàm bội nhiễm thì bị dị ứng ( nguyên nhân gây chàm bội nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra di ứng ). Bé dễ bị bệnh chàm bội nhiễm trong năm đầu đời. Thông thường có một số gia đình có bé bị dị ứng do nhiều nguyên nhân như bệnh hen suyễn và người bị cảm lạnh do dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, một vài bé còn bị dị ứng thức ăn hoặc dị ứng với các thành phần trong thức ăn.

Khi càng lớn thì bé càng có nhiều nguy cơ bị dị ứng; và dưới 6 tháng tuổi bé hay bị dị ứng nhất, khi đến tuổi dậy thì sẽ giảm dần.

Triệu chứng

Các triệu chứng của chàm bội nhiễm là da bé bị đỏ và ngứa, sau một thời gian bị nặng hơn và lan ra các vùng da khác; thường làm cho bé khó chịu khi ngủ vào ban đêm. Nếu thơì tiết nóng càng làm cho bé bị ngứa nhiều hơn. Vùng da bị chàm ở đầu thường khiến bé hay gãi và lâu ngày chuyển sang bị đóng màng trên da đầu. Nếu như bé hay gãi để cố lấy đi lớp vảy của bệnh chàm bội nhiễm thì da đầu của bé sẽ bị mỏng dần đi. Không những thế, vũng da bị chàm sẽ trở nên khô, do đó bạn phải dùng thuốc dưỡng da giữ ẩm để bôi lên vùng da bị chàm.

Vùng da chàm bội nhiễm thay đổi khi trẻ lớn lên. Chẳng hạn, khi còn nhỏ, vết chàm thường xuất hiện ở cổ, mặt và thỉnh thoảng ở da đầu, nhưng khi bé lớn lên, vết chàm trông như đốm  trắng thường xuất hiện ở nơi nếp gấp của các khớp.

Thỉnh thoảng, các vùng da bị loang lổ do chàm sẽ dễ bị viêm nhiễm khi vi khuẩn xâm nhập. Vi rút gây viêm nhiễm như virut herpes cũng gây nên bệnh chàm bội nhiễm. Ngoài ra, bệnh còn diễn biến xấu khi bé bị stress.

Điều trị

Có nhiều biện pháp giúp bạn kiểm soát bệnh của bé. Móng tay của bé cần được cắt ngắn, và hạn chế chạm vào làn da bị viêm nhiễm của bé, đặc biệt là xà phòng. Ngoài ra, quần áo phải là vải mềm, mỏng, tránh không cho chạm vào làn da bị viêm tấy của bé.

thuốc có chất làm ẩm và chất làm mềm da thường được sử dụng cho vùng da bị chàm của bé. Bạn cũng có thể dùng loại xà phòng hợp với làn da bé. Nhiều loại dầu bôi ngoài da cũng được sử dụng để bôi, tuy nhiên loại dầu có chứa chất steroid thì thường được sử dụng ít và cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bé cũng cần phải uống thuốc, như thuốc kháng sinh có chứa chất histamine để trị ngứa, và thuốc dùng để trị vi khuẩn và ngăn ngừa vi rút lây lan.

Nếu bệnh trở nặng thì các vùng da bị chàm cần phải được băng lại để tránh bị nhiễm trùng, khi đó, quá trình điều trị cần trập trung vào việc trị viêm nhiễm ở là da của bé, và trị ngứa cho bé. Một số bé bị chàm bội nhiễm đã phải điều trị trong bệnh viện

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508