Tiêm chủng cho bé, giúp miễn dịch bảo vệ cơ thể chống các bệnh tật

tiêm chủng cho bé

Trong những năm đầu, bạn nên đưa bé đi tiêm chủng định kỳ theo lịch tiêm để bảo vệ bé khỏi những bệnh lây nhiễm. Khi bạn đưa bé đến tiêm chủng định kỳ, bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về sức khỏe của bé và về mức độ phát triển của bé. Bác sĩ và nhân viên y tế luôn xem những cuộc gặp gỡ này là cơ hội để nắm bắt đầy đủ thông tin về quá trình phát triển và tăng trưởng của bé.

Tại sao phải đưa bé đi tiêm chủng

Có hai nguyên nhân chính: để giúp bé miễn nhiễm với những bệnh nghiêm trọng, và cũng để bảo vệ những bé còn lại

Ngày nay các bé hầu hết đều được phụ huynh đưa đi tiêm chủng trừ những bé không thể tiêm ngừa được. Nếu tỷ lệ dân số được tiêm chủng phòng bệnh cao, thì số ít bé vốn kháng thể yếu cũng được bảo vệ bên cạnh những bé bình thường khác. Và như vậy thì số lượng bé không tiêm chủng có thể lây lan bệnh rất ít. Trường hợp này là miễn nhiễm bầy đàn. Nếu một bé không tiêm chủng sẽ có nhiều bé không được bảo vệ và bệnh sẽ lây nhiễm do những bé xung quanh vì thế số bé nhiễm bệnh sẽ càng tăng. Nếu bạn không cho bé tiêm chủng, nghĩa là bạn đang phụ thuộc vào những cặp cha mẹ khác có cho con họ tiêm chủng.

Tiêm chủng miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại cái gì ?

Bệnh lao

bệnh lao

Bệnh này vẫn đang là mối quan tâm ở những quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, căn bệnh lây nhiễm này vẫn xuất hiện ở một vài quốc gia phát triển, vì một vài cá nhân có nguy cơ nhiễm bệnh lại sống trong một môi trường có tỷ lệ người nhiễm bệnh cao hoặc là do cha mẹ họ sinh ra ở những quốc gia mà căn bệnh này đang hoành hành. Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm ngừa phòng bệnh lao. Sự lây nhiễm chỉ xảy ra khi nguời bệnh ho và việc lây nhiễm sẽ có khuynh hướng bắt đầu từ phổi sau đó la ra những bộ phận khác của cơ thể. Những phương pháp trị bệnh luôn sẵn sàng nhưng nếu không được chữa trị, bệnh sẽ liên tục gây ra nhiều triệu chứng và trong một vài trường hợp có thể đe dọa tới tính mạng

Bạch hầu

Bạch hầu

Hiện nay loại bệnh này rất ít xuất hiện ở những quốc gia phát triển. Vi khuẩn truyền bệnh sẽ gây đau cổ họng và khó thở. Bệnh có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh này còn có thể lây qua đường máu và đe dọa đến tính mạng và dẫn đến bệnh suy tim.

Bệnh uống ván

Triệu chứng bệnh uống ván xảy ra khi vi khuẩn lây bệnh thông qua vết thương và đưa chất độc vào máu. Chất độc gây ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển cơ, gây ra chứng co thắt cơ dữ dội. Thỉnh thoảng cơ cổ họng và cơ ngực cũng co thắt, và điều này sẽ làm khó nuốt hay khó thở. Quai hàm cũng bị tương tự và từ đó dẫn đến bệnh khít hàm. Bệnh uốn ván có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ho gà

hoga

Loại bệnh này hay còn gọi là bệnh ho khúc khắc sẽ gây ra những đợt ho dài và vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên loại bệnh này có khả năng gây nguy hiểm cho tính mạng đặc biệt là trẻ nhỏ đang giảm dần kể từ khi tiêm chủng xuất hiện.

Sốt bại liệt

Nhờ vào chương trình tiêm chủng nên bệnh này hiếm khi xuất hiện ở những nước phát triển. Hậu quả của bệnh là có thể gây ảnh hưởng đến hệ thân kinh và thậm chí có thể gây liệt. Mầm bệnh được lây truyền do tiếp xúc với chất cặn bã nhiễm độc hay thường tiếp xúc với thức ăn và thức uống nhiễm bẩn. Bại liệt vẫn đang là mối lo cho các nước đang phát triển.

Cúm siêu vi B ( HIB )

Vi khuẩn HIB có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng bao gồm viêm màng não và gây nhiễm trùng máu ( Máu bị nhiễm trùng ). Nó còn gây ra bệnh viêm tiểu thiệt, viêm nắm sụn nằm phía sau lưỡi, có thể gây tử vong.

Khuẩn cầu màng não C

vi khuẩn loại này có thể gây ra căn bệnh viêm màng não và căn bệnh nhiễm trùng máu.

Bệnh sởi

Rubella

Căn bệnh này thường gây ra triệu chứng phát ban lạnh. Trong vài trường hợp, bệnh sở có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng như viêm não hay nhiễm trùng não.

Quai bị

Đặc điểm của bệnh này là ở vị trí tuyến nước bọt, phía trước tai và chung quanh cổ sẽ có một khối sưng xuất hiện, bệnh này có rất nhiều biến chứng

Bệnh Rubella ( Bệnh sởi Đức )

Triệu chứng của bệnh này thường nhẹ nhưng nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, có thể gây hại khi trẻ còn trong bụng mẹ

Bệnh sưng phổi Pneumococcus

Loại vi khuẩn Pneumococus có thể gây ra bệnh nghiêm trọng như viêm phổi ( xem thêm về nhiễm trùng phổi ) và viêm não.

Vì sao bé không được tiêm chủng

Chỉ có một vài nguyên nhân mà bé không được tiêm ngừa và những nguyên nhân đó là do khi trẻ:

  • Sức khỏe kém và nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường ( cảm và ho nhưng không bị sốt không được liệt kê vào những nguyên nhân không được tiêm chủng ).
  • Giảm hệ miễn dịch ( đang điều trị bệnh ung thư, đang dùng thuốc chống miễn dịch, hay đang nhiễm HIV ).

Tác dụng phụ

Tất cả vắc – xin đều có tác dụng phụ nhưng trong hầu hết các trường hợp thường xuất hiện các triệu chứng nhẹ, những biến chứng nghiêm trọng như dị ứng thuốc rất hiếm khi xảy ra. Có thể xuất hiện vết sưng nhẹ hay đỏ nhẹ ở chổ tiêm ngừa và sốt nhẹ. Một vài dạng bệnh nhẹ có thể phát triển sau khi tiêm chủng, chẳng hạn như sởi và bệnh sởi Đức.

Bạn có thể dùng những phương pháp thông thường để hạ sốt. Trong vài trường hợp, sốt cao có thể gây ra chứng sốt co giật. Bạn nên đưa bé đến phòng khám hay trạm y tế ngay nếu:

  • Nhiệt độ của bé lên tới 39 độ C hay cao hơn
  • Bé co giật
  • Bạn lo lắng bé sẽ bị dị ứng thuốc tiêm ngừa.
  • tuy nhiên, nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm chủng ít hơn rất nhiều so với nguy cơ mắc bệnh nếu không tiêm chủng.

Tiêm chủng khi đi du lịch

Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng cần được tiêm phòng trước khi đi du lịch ngoài nước, đặc biệt là những nước đang phát triển. Tuy nhiên, một vài loại thuốc tiêm phòng được chỉ định không dùng cho những bé nhỏ hơn độ tuổi quy định. Vì thế bạn cần đến bác sĩ hay chuyên viên y tế để tìm hiểu phương pháp bảo vệ bé trong những ngày du lịch xa nhà. Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu về việc tiêm phòng cho bé trước khi đặt vé để có thể đưa ra quyết định cuối cùng nên đi du lịch đến những nơi nào. Ngược lại, bạn cần đến phòng mạch bác sĩ hay bệnh viện chuyên khám cho khách du lịch ít nhất hai tháng trước khi đi du lịch để có thêm thời gian tham gia khóa học phòng bệnh

LỊCH TIÊM CHỦNG CHO BÉ 

Mới sinhtiêm chủng phòng ngừa lao phổi
2 tháng tuổiTiêm chủng lần đầu: ngừa bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, ho gà, bại liệt, bệnh cúm siêu vi ( một mũi ), tiêm ngừa sưng phổi ( một mũi )
3 tháng tuổiLần tiêm thứ hai: ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, cúm siêu vi B ( một mũi ), viêm màng não C ( một mũi )
4 tháng tuổiLần tiêm ngừa thứ ba: ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, cúm siêu vi B ( một mũi ), viêm màng não C ( một mũi ) tiêm ngừa sưng phổi ( một mũi )
12 tháng tuổiCúm siêu vi B, viêm màng não C ( một mũi )
13 tháng tuổiTiêm ngừa sởi – quai bị – rubella ( một mũi ), tiêm ngừa sưng phổi ( một mũi )
Gần 3 tuổi rưỡiTiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt ( một mũi )
Trên 5 tuổiTiêm ngừa sởi, quai bị, rubella ( một mũi )

ĐỌC THÊM 

>> 24 loại bệnh trẻ em thường hay gặp, triệu chứng và cách chữa trị

>> Các sản phẩm tốt cho sức khoẻ trẻ em, bố mẹ có thể tham khảo 

Đăng bởi: Vân Anhlà người đứng sau blog này, Với nhiều năm làm việc và tìm hiểu về các loại bệnh và các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe , tôi đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng. để mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân , cho gia đình và mọi người xung quanh mình


Bình Luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0909.106.508